Chuyển Đổi Số Trong Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe

Cùng với sự lớn mạnh như vũ bão của hạ tầng công nghệ, trí tuệ nhân tạo kỷ nguyên số, sự dịch chuyển của nhiều loại phương thức sản xuất trong các lĩnh vực, hoạt động chuyển đổi số ngành chăm sóc sức khỏe cũng vì thế diễn ra khá mạnh mẽ và có tác động lớn tới chất lượng và đời sống của toàn dân. Bài viết dưới đây, SmartOSC DX sẽ chỉ ra cho bạn cách chuyển đổi số trong ngành chăm sóc sức khỏe mà không phải ai cũng biết. 

Xu hướng chuyển đổi số ngay trong mùa dịch

Chúng ta đang phải chứng kiến tình trạng khó khăn nhất của muôn loài trên toàn diện rộng trong cuộc chiến với đại dịch COVID 19 và qua đấy đã cho thấy rằng việc  phát triển chăm sóc sức khỏe từ xa – được ví như kết quả của quá trình chuyển đổi số – điều này hết sức cần thiết và mang tính cấp bách. 

Trong tương lai gần, trước thực tế số lượng bệnh nhân và nhu cầu về chăm sức sức khỏe ngày một tăng cao, việc chăm sóc sức khỏe không còn là cơ sở y tế mà còn tại các hộ gia đình, thì việc số hóa y tế kết hợp với sức mạnh AI giúp cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe duy trì tốt khả năng cạnh tranh. 

Sự ra đời của nền tảng Internet và chuyển đổi phương thức sản xuất bởi ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số (Digital Transformation) đang trở thành chiến lược tại doanh nghiệp, tổ chức. Một cách đơn giản hơn, chuyển đổi số được hiểu là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số, nhanh và mang tính thường xuyên nhằm thay  đổi để giải quyết các vấn đề, trong đó điểm nhấn mạnh là việc liên quan tới chuyển đổi số trong các quy trình không phải là kỹ thuật số hoặc thủ công sang quy trình kỹ thuật số (Wikipedia). 

Chuyển đổi số không chỉ có tác động lớn tới những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn là sự tác động tới các nhóm đối tượng khác xoay quanh như khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối… Theo như khảo sát từ năm 2018, tại Việt Nam, gần 90% doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số với những bước đi khác nhau từ khâu tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. 

Bên cạnh đó, đối với ngành lĩnh vực y tế nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng, cùng với sự phát triển của công nghệ gắn liền với trí tuệ nhân tạo, sẽ tạo nên bước đột phá mới, góp phần quan trọng giúp thúc đẩy  phát triển y tế thông minh của từng quốc gia, trong đó phải kể đến Việt Nam.

Riêng đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, việc thúc đẩy chuyển đổi số được xem là giải pháp mới nhằm cải thiện chăm sóc bệnh nhân và xây dựng quy trình hoạt động hiệu quả hơn, hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của những người chăm sóc, bệnh nhân và các tổ chức  có liên quan tới chăm sóc sức  khỏe. Được ví như kết quả tất yếu cho quy trình chuyển đổi số, các bác sĩ và người chăm sóc ngày nay đã có thể tiếp cận gần hơn theo cách nhìn toàn diện.

Tuy nhiên, trên thực tế, toàn bộ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang phải trải qua quá trình đổi mới, trọng tâm là hướng tới việc cung cấp nhiều hơn giá trị của việc chăm sóc và cách đối xử với bệnh nhân. Thay vì phải điều trị như trước, các nhà cung cấp đang tìm kiếm những công nghệ như chuyển đổi số, lấy bệnh nhân làm điểm trọng tâm, không gói gọn việc chữa trị trong bức tường phòng khám và cơ sở chăm sóc sức khỏe. 

Bài viết liên quan:  Điểm lại những thành tựu quan trọng trong chiến dịch "Xây dựng chính phủ không giấy tờ"

Làn sóng chuyển đổi số đầu tiên đã được đề cập tới là điện tử hóa hồ sơ chăm sóc sức khỏe và được lưu trữ nền tảng đám mây. Điều này cho phép truy cập tức thời bằng các thiết bị điện tử thông dụng như chiếc điện thoại, máy tính bảng vào thông tin chăm sóc sức khỏe; đồng thời trang bị cho người chăm sóc những công cụ họ cần để mang tới những dịch vụ chăm sóc chính xác và chất lượng được tốt hơn. 

Ngoài việc cải thiện và sự trải nghiệm đến từ bệnh nhân, các công nghệ còn tác động tới chức năng hỗ trợ từ nhà cung cấp, giúp quản trị viên và bên thứ ba như công ty bảo hiểm hợp tác và tìm ra hiệu quả tốt hơn, hoạt động cao hơn và mang lại chi phí hoạt động giảm thiểu.

Giai đoạn tiếp theo của việc chuyển đổi số đã gợi ý cho việc chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả hơn, thông qua các công cụ và dịch vụ giúp cho nhà cung cấp có thể chủ động hơn trong việc duy trì sức khỏe cho bệnh nhân. Phải kể tới những công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thuật toán phân tích, thiết bị đeo tay và ứng dụng sức khỏe di động. 

Lợi ích của chuyển đổi số đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe

Các tổ chức thuộc quy mô trong tất cả các lĩnh vực đều gặp phải những thách thức nhất định trong việc phải liên tục cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng sự mong đợi của khách hàng ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là các quy trình, phương pháp và công nghệ truyền thống tới thời điểm nào không còn đủ, buộc nhiều tổ chức phải tìm cách phục vụ khách hàng theo hướng sáng tạo mới song chi phí hợp lý, tiết kiệm. 

Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã chứng kiến rất nhiều nỗ lực chuyển đổi số chậm hơn so với ngành công nghiệp khác, nhưng  lại triển vọng chi tiêu cho chuyển đổi số với giai đoạn 5 năm trong y tế là khả quan. Tổ chức dữ liệu quốc đã ước tính rằng chỉ tiêu của tổ chức chăm sóc sức khỏe cho công nghệ chuyển đổi số có thể tăng lên 22% vào năm 2013. 

Trong cuộc khảo sát tới từ năm 2017 với hơn 300 giám đốc điều hành với nhiều ngành công nghiệp  khác nhau đã cho thấy có tới 71% số người hỏi rằng các quyết định kinh doanh gồm phân tích dữ liệu, chiếm 50% hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, 63% số người tham gia khảo sát có chuyên môn tài chính cho biết họ cũng đang sử dụng dữ liệu và thuật toán nhằm phân tích tìm ra cơ hội mới tăng trưởng hơn trong kinh doanh. 

Lợi ích của chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe khi sử dụng công nghệ

Như đã đề cập ở trên, giai đoạn thứ hai của việc chuyển đổi số đã đề xuất làm việc chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả hơn, thông qua những công cụ và dịch vụ giúp cho nhà cung cấp hoạt động chủ động hơn nhằm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân của mình. Trong số các công nghệ mà ngành chăm sóc sức khỏe đang áp dụng cho việc nỗ lực trong chuyển đổi số, việc tiếp tục phát triển ý tưởng về toàn diện sức  khỏe đồng  thời cũng cho phép người chăm sóc và cơ sở chăm sóc  sức khỏe làm việc thông minh hơn và chú trọng trong việc triển khai. 

Theo phân tích dữ liệu Analytics cùng với dữ liệu lớn Big Data, giúp cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể giải quyết vô số vấn đề như thời điểm tốt nhất để bố trí nhân viên, cũng như giúp cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe tiết kiệm hơn về mặt chi phí và nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân thông qua việc điều chỉnh số lượng nhân viên sao cho hợp lý.  Do đó, giúp cho bệnh nhân không cần phải chờ hàng giờ đồng hồ để tới lượt mình khám. Phân tích cũng có thể sử dụng tốt nhằm tìm ra các mẫu quan trọng bởi nhiều yếu tố, giúp xác định bệnh nhân nào có nguy cơ lạm dụng thuốc giảm đau, qua đó ngăn chặn những dịch bệnh lan rộng trong tầm quốc gia. 

Trí tuệ AI nhân tạo đã chứng minh rằng sự hữu ích từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhân viên hành chính. Ví dụ, ứng dụng AI được sử dụng rộng rãi trong quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử giúp dễ dàng điều chỉnh điều hướng trị liệu tốt hơn, và tự động hóa một số quy trình được sử dụng thường xuyên. Trí thông minh nhân tạo cũng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để đọc các tấm phim bệnh lý và nhận được các vấn đề giúp cho bác sĩ xác định lâm sàng tốt hơn và phát triển nhanh hơn các bệnh lý tiềm ẩn. 

Bài viết liên quan:  5 Xu Hướng Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp Hàng Đầu Trong Năm 2022

Kể tới các thiết bị đeo Wearable có vẻ không còn là công nghệ mới nữa, bởi việc áp dụng chúng đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày một phát triển. Các thiết bị này được sử dụng nhằm theo dõi sức khỏe định kỳ của bệnh nhân, thu thập dữ liệu cho quá trình thử nghiệm lâm sàng và các loạt nhiệm vụ khác mà không cần tới yêu cầu bệnh nhân tới phòng khám. Hạn chế tối đa những buổi thăm khám trực tiếp như vậy sẽ giúp cho bác sĩ dành ra nhiều thời gian hơn để cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng hơn đối với những bệnh nhân cần được điều trị lâu dài, chưa kể tới việc bệnh nhân không thường xuyên đến phòng khám bởi sự quá tải. 

Tuy ít được thảo luận song ngày càng có rất nhiều người sử dụng nhiều giữ nhà cung cấp là việc sử dụng phương pháp truyền thông xã hội trong quản lý sức khỏe. Nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe đang được sử dụng sức mạnh của mạng xã hội nhằm truyền đạt thông tin liên quan tới sức khỏe tới các hội nhóm đông thành viên; cung cấp thông tin liên quan tới các sự kiện y tế hoặc sự kiện có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, chẳng hạn với mức độ khói của các vụ cháy lớn từ rừng gần đó, tiếp cần đối tượng bệnh nhân hiện có và tiềm năng. 

Các phương tiện truyền thông được các nhà nghiên cứu sử dụng nhằm theo dõi các xu hướng nhân khẩu học và chăm sóc sức khỏe như lây lan bệnh cúm hoặc ngộ độc thực phẩm.  Thông tin như vậy có thể giúp cho nhà cung cấp xác định các khu vực  có khả năng bùng phát tiếp theo và thực hiện xử lý thích hợp, chẳng hạn như tăng nhân viên hoặc dự trữ các nguồn cung cấp trang thiết bị cần thiết cho những khu vực gần đó. 

Và cuối cùng, các ứng dụng về sức khỏe di động đang được tổ chức chăm sóc sức khỏe chấp nhận nhằm kết nối tốt hơn với các bệnh nhân, Các ứng dụng di động được sử dụng với nhiều cách, gồm truy cập thông tin lâm sàng, liên lạc và theo dõi bệnh nhân sử dụng thiết bị y tế và hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được bảo mật và thông tin truyền qua các ứng dụng này là từ bệnh nhân và có thể khiến cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe gặp phải những nguy hiểm nếu như thiết bị di động bị mất hay đánh cắp. 

Bài viết liên quan:  Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì cho chuyển đổi số trong năm mới

Còn rất nhiều công nghệ khác có thể được đưa vào chuyển đổi số cho ngành y tế, tuy nhiên những công nghệ này đều cần có sự chọn lọc, liệt kê là những công cụ giúp tổ chức chăm sóc sức khỏe tập trung hơn vào giá trị mới. 

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi số trong sức khỏe

Chuyển đổi số trong sức khỏe đòi hỏi cơ sở hạ tầng có khả năng hỗ trợ nhiều hơn công nghệ tại chỗ và sử dụng điện toán đám mây và có thể quản lý lưu trữ dữ liệu khổng lồ và vận chuyển qua lại với nhiều công nghệ biến đổi yêu cầu. 

Khi các tổ chức cố gắng để thúc đẩy chuyển đổi số họ đã lên một tầm cao mới, họ cần có một môi trường tốt để hỗ trợ chuyển đổi số với mọi nguồn thông tin trên mạng. Sự lai tạo giữa điện toán đám mây, môi trường mạng và băng thông rộng tốc  độ cao luôn cho phép các tổ chức chăm sóc sức khỏe quản lý tốt hơn các ứng dụng tập trung vào bệnh nhân và văn phòng của họ trên các địa điểm, trong khi thành phần mạng wifi và truyền thông hợp nhất có thể giữ tất cả nhân viên trong một tổ chức chăm sóc sức khỏe liên lạc mọi lúc mọi nơi mà không làm ảnh hưởng tới năng suất. 

Dù đã được xem xét một cách đầy đủ, diễn ra trong âm thầm hay chính thức thì quá tình chuyển đổi vẫn đang được nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe nâng cao hiệu quả hoạt động. Dù thế, để có thể tiến sâu hơn vào chuyển đổi số, cần thúc đẩy hợp lý hóa quy trình bằng ứng dụng CNTT đối với dịch vụ được quản lý có thể gắn kết các hệ thống khác nhau và  lấp đầy khoảng trống của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cấp, cập nhật cơ sở hạ tầng hiện tại. 

Cần làm việc với nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số để giúp nhà lãnh đạo tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể xây dựng mô phỏng cách xây dựng mạng lưới hiện đại và cơ sở hạ tầng với khả năng xử lý thông tin từ nhiều khía cạnh trong việc quản lý và vận hành. Các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể tận dụng nhằm kết nối Ethernet riêng ảo và vật lý nhằm đảm bảo không có bất kỳ vấn đề nào liên quan tới hiệu suất và tính khả dụng. 

Các tổ chức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã cho thấy được những lợi ích của việc chuyển đổi số thông qua bác sĩ và người chăm sóc ngày nay đã được tiếp cận chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách toàn diện, tập trung toàn bộ bệnh nhân chứ không chủ riêng duy trì hay tình trạng bệnh. Trong môi trường chăm sóc sức khỏe ngày nay, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc được dưa trên giá trị được ưa chuộng hơn chăm sóc dựa vào khối lượng, tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm bệnh nhân tích cực và lần đầu tiên đến thanh toán cuối cùng nhằm thông qua dịch vụ nhanh hơn, tăng tính hiệu quả và sự hợp tác hơn từ bệnh nhân. 

Ở mức độ cao hơn của chuyển đổi số, tổ chức chăm sóc sức khỏe xây dựng nền tảng với các nỗ lực chuyển đổi số nhằm cung cấp mức độ chăm sóc bệnh nhân được cao hơn và chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả nhất. Nếu bạn còn đang gặp khó khăn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với SmartOSC DX  qua số:  (+84) 24 710 8 1222 để được tư vấn, giải đáp.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY