Cơ Hội Để Việt Nam Bứt Phá Thông Qua Chuyển Đổi Số

Theo lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khi đưa ra khẳng định tại Giao ban Công tác QLNN 4 tháng đầu năm 2020 với chia sẻ “Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh sớm khi thế giới vẫn đang trên đỉnh dịch. Đây được xem là cơ hội để chúng ta bứt phá vươn lên thông qua chuyển đổi số”. 

Trong hoàn cảnh đại dịch lần này, Việt Nam may mắn là một trong số ít quốc gia có thể phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin để phòng và chống, đưa cuộc sống chuyển sang trạng thái bình thường. Điều này còn tùy thuộc vào doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ được các mặt công nghệ. 

Theo lời chia sẻ thêm từ phía Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bên cạnh những thách thức mới, đại dịch Covid 19 cũng đã mang tới cho nước ta là cơ hội trăm năm cho chuyển đổi quốc gia và cũng là “cú huých” trăm năm để tiến hành chuyển đổi số. Do đó, Việt Nam cần sớm hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi số cho từng ngành và từng lĩnh vực. 

Nỗ lực vươn lên thông qua chuyển đổi số là sự hiện diện của các hình thức học online, khám chữa bệnh online, làm việc online, báo đài điện tử, an ninh mạng, điện toán đám mây…

Với lợi thế có nhiều doanh nghiệp viễn thông hay CNTT mạnh. Về sản xuất phần mềm hiện nay Việt Nam đã đứng thứ 6 trên toàn thế giới. Thời điểm này là thời điểm nên vận dụng những doanh nghiệp này để đưa nước ta từng ngày hoàn thiện và đi lên,

Việt Nam có tới 100 triệu dân ở thời điểm tại, đang đứng 12 trên thế giới. Với lượng dân số này thị trường trong nước luôn mở rộng. Chính vì đại dịch Covid-19 giúp các doanh nghiệp nhìn thấy được tầm quan trọng của thị trường nội địa khi gặp những khó khăn và rủi ro trong xuất khẩu. Lúc này các doanh nghiệp cần có cái nhìn khác và những đánh giá chính xác hơn cho tài nguyên phát triển của thị trường trong nước.

Bài viết liên quan:  5 Lưu Ý Giúp Doanh Nghiệp Tăng Tốc Quá Trình Chuyển Đổi Số - Không Thể Bỏ Qua

Thị trường thiết bị y tế đang rất mạnh và đa số dựa trên công nghệ điện tử. Do đó đại dịch là cơ hội rõ rệt cho các doanh nghiệp ICT có thể chuyển đổi sang nghiên cứu sản xuất các thiết bị y tế.

Những năm gần đây người trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn với các tri thức trong sách. Lợi thế này tạo ra cơ hội cho ngành TT&TT phát triển các nội dung số và ăn chia với các nhà mạng.

Theo đó có thể thấy sẽ có sự chuyển dịch đầu tư toàn cầu khi mà chuỗi cung ứng toàn cầu có sự phân tán từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Và cùng với đó, Việt Nam sẽ đón làn sóng mới này với sự ưu tiên là các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực R&D.

Từ đại dịch Covid-19, mô hình 2 bàn tay là nhà nước mạnh và thị trường tự do được khẳng định. Có thể đây là hình mẫu cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Dự kiến sắp tới ngành TT&TT sẽ có những đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế. Bộ TT&TT se có chỉ thị mới, kêu gọi tất cả doanh nghiệp ICT, các cơ quan báo chí và truyền thông tham gia khởi tạo lại nền kinh tế của nước ta sau đại dịch.   

Cơ hội chuyển mình cho Chuyển đổi số quốc gia

Các cơ quan đầu ngành xác định đại dịch Covid-19 lần này là cơ hội trăm năm khó gặp cho chuyển đổi số quốc gia, lợi dụng thời cơ này các ngành TT&TT cần phải bứt phá lên, vì đây chính là đầu tàu dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.

Đối với lĩnh vực công nghệ và báo chí tuyên truyền đã có đóng góp rất lớn để cả nước kiểm soát được đại dịch, người dân nắm bắt kịp thời thông tin và diễn biến. Thời điểm nước ta tái khởi động nền kinh tế, toàn dân toàn lực phục hồi kinh tế. Cùng với đó thì ngành TT&TT cũng mang những đóng góp lớn vào sự thành công của chiến dịch này.

Có thể thấy Việt Nam hiện có rất nhiều phần mềm hỗ trợ chống dịch Covid-19 như phần mềm khai báo y tế tại cửa hay, phần mềm NCOVI khai báo y tế tự nguyện, phần mềm Bluezone phát hiện tiếp xúc, phần mềm dự báo dịch bệnh, báo cáo phục vụ ban chỉ đạo…Tất cả trên đều là Việt Nam tự phát triển. Một số đã được chia sẻ cho các nước khác.

Bài viết liên quan:  Top 3 Phần Mềm RPA Các Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Trong 2021

Việt Nam cần chủ động trong việc chuyển đổi số cho từng ngành và lĩnh vực. Cơ hội lần này để các doanh nghiệp khai thác thị trường trong nước và cũng là cơ hội để Made in Viet Nam. Chuyển đổi số Việt Nam không thể làm chủ được nền tảng của mình thì rất dễ mang lại nguy hiểm. Vậy nên đây là yếu tố hết sức quan trọng cho phát triển lâu dài sau này.

Ứng dụng và công nghệ phát triển nhanh chưa từng thấy

Trong năm vừa qua để đối đầu với đại dịch Covid-19 bộ TT&TT đã huy động 16 doanh nghiệp với hơn 1000 kỹ sư có chuyên môn cao tạo ra hơn 22 sản phẩm là phần mềm phục vụ cho công cuộc phòng, chống dịch. Hơn thế nữa nhiều sản phẩm được tạo ra với thời gian cực ngắn có khi tính bằng giờ.

Trong những sản phẩm được tạo ra đã có thể theo kịp công nghệ của thế giới. Việt Nam đã sở hữu những công cụ thật sự hiệu quả từ việc sử dụng GPS và các tài nguyên viễn thông để giám sát, truy vết…

Nhìn sâu hơn một chút có thể thấy đã có 6 lĩnh vực ngành nghề thay đổi lớn vì tác động của Covid-19. Chính là mọi người làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe, mua sắm…đều là trực tuyến.

Các dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam năm vừa qua đã tăng mạnh cụ thể là dịch vụ công mức 3 đã tăng từ 26 lên 32% và mức 4 từ 11 lên 14%. Ngoài ra các nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia tăng gấp 2 lần.

Chỉ trong thời kỳ dịch bệnh từ năm 2019, tỷ lệ của dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ tăng gấp đôi từ 12% lên 24%.  Có thể nói chỉ với vài tháng ngắn ngủi mang lại kết quả bằng với những nỗ lực trước đấy cộng lại..

Đây chính là cơ hội cho chuyển đổi số Việt Nam. Các cơ quan nhà nước cũng đã bắt tay ngay vào việc nhận hồ sơ trực tuyến của các thủ tục.

Bài viết liên quan:  Lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia chuyển đổi số hàng đầu tại châu Á

Thời gian tới các cuộc họp cũng sẽ diễn ra trực tuyến với phần mềm cho chính doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Chính đây là thời cơ cực tốt để nhà nước đưa nền tảng chuyển đổi số vào cuộc sống.

Thay đổi tư duy về nội dung số

Theo thống kê, chỉ trong vòng hơn 3 tháng số lượng người đăng ký trên 630 mạng xã hội Việt Nam đã lên tới con số 74 triều người.

Theo đó nguyên nhân chính được ghi nhận là mạng xã hội đã hưởng ứng hành động của chính phủ và bộ TT&TT, để chung tay mở ra chiến dịch truyền thông phòng chống Covid-19. Những phong trào nổi lên liên tục và lan tỏa vả trên Facebook, Google và Tik Tok

Đây chính là cơ hội hiếm hoi chiếm lĩnh người dùng Việt trên các nền tảng số. Việt Nam cũng có thể có các nền tảng ứng dụng xuyên biên giới và được đăng ký hoạt động tại Việt Nam làm đối trọng phá vỡ thế đứng độc quyền của Google, Facebook 

Tuy nhiên, các nền tảng như Microsoft Team, Zoom đang hưởng lợi lớn từ dịch bệnh này. Trong khi các tờ báo không có doanh thu do phải phụ thuộc vào ngân sách marketing của mình.

Hiện tại thế giới đang thuê bao hóa các dịch vụ của họ. Một người dùng cần trả tiền theo từng tháng hay tuần để sử dụng nội dung mong muốn. Điều này khiến báo chí phải có động thái thay đổi tư duy hoạt động của mình. Cần đa dạng hóa dịch vụ và làm tăng chất lượng của nội dung để phát triển đường dài.

Trên đây là những thông tin mà SmartOSC DX đã tổng kết mà muốn gửi gắm tới bạn đọc khi tìm hiểu về “Cơ hội để Việt Nam bứt phá thông qua chuyển đổi số”. Mong rằng qua bài viết bạn và doanh nghiệp đã có thể nắm bắt và lên kế hoạch chuyển mình trong thời đại công nghệ số hiện nay. Rất mong sẽ được đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời gian sắp tới và tiến xa hơn cùng tương lai. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY