Các Yếu Tố Cần Thiết Để Doanh Nghiệp Đưa Ra Quyết Định Chuẩn Xác

Đã bao giờ bạn phải đứng trước các quyết định mang tính thay đổi cho doanh nghiệp của mình nhưng bạn lại không biết phải làm như thế nào? Hôm nay cùng SmartOSC DX tìm hiểu các yếu tố cần có để một doanh nghiệp đưa ra quyết định chuẩn xác và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp qua bài viết này.

Lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng để doanh nghiệp đưa ra quyết định

Để một doanh nghiệp vận hành tốt thì bạn phải có một kế hoạch cụ thể rõ ràng. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có một lộ trình đi và làm việc đúng đắn. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng kiểm soát quá trình làm việc cũng như tiến độ thực hiện của công việc.

Phân tích từng phương án khi doanh nghiệp đưa ra quyết định

Khi thực hiện kế hoạch để doanh nghiệp đưa ra quyết định, doanh nghiệp cần đưa ra nhiều phương án khác nhau để thực hiện. Mỗi phương án sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để chọn được phương án tối ưu nhất thì việc phân tích từng phương án là điều cực kỳ quan trọng.

Trong quá trình phân tích, bạn có thể tham khảo nhiều ý kiến từ những nguồn khác nhau để tổng hợp, chọn ra phương án tốt nhất cho mình.

Lựa chọn người cố vấn khi phân tích phương án

Việc lựa chọn người cố vấn là rất quan trọng. Bạn sẽ băn khoăn giữa việc lắng nghe những người ủng hộ quan điểm của mình, các cá nhân có ý kiến đa góc nhìn hay thậm chí là người sẽ phản biện lại góc nhìn của bạn.

Nếu bạn chọn phương án lắng nghe những người ủng hộ quan điểm của mình, thì bạn đã “quay vào ô mất lượt”. Việc xây dựng nhiều bè phái nhằm ủng hộ quan điểm một chiều từ những vị lãnh đạo, thực tế sẽ đem lại những quyết định vô cùng bất lợi, chúng ta có hàng ngàn ví dụ thực tế trong cuộc sống này để rút ra bài học kinh nghiệm trên.

Khi lựa chọn người cố vấn, hãy tìm những cá nhân có quan điểm mới mẻ, khác biệt hoặc thậm chí là đi ngược với suy nghĩ thông thường. Đôi khi những giải pháp cho dự án được bắt nguồn từ những người nhân viên giám chống lại bạn và đưa ra quan điểm của họ. Việc nhân viên đưa ra ý kiến trái chiều không phải là một hình thức họ phản kháng lại quyền lực của cấp trên, bạn hãy nghĩ đến những mục tiêu và lợi ích sâu xa hơn cho doanh nghiệp của mình.

Nắm bắt các cơ hội mới trước khi doanh nghiệp đưa ra quyết định

Khi doanh nghiệp đưa ra quyết định, những quyết định đó có thể thành công, đồng thời cũng có thể thất bại. Điểm chung của chúng là mọi quyết định đều hướng về tương lai và sự phát triển. Nếu quyết định của bạn thất bại, bạn có thể phân tích sự thất bại này sau đó tìm ra các cơ hội mới, những triển vọng mới mà doanh nghiệp có thể hướng tới trong tương lai.

Xác định các vấn đề cần giải quyết

Dù lên kế hoạch hay chưa thì bạn vẫn phải dành ra một khoảng thời gian để xác định các vấn đề mà bạn muốn giải quyết chính. Sau đó hãy sắp xếp các vấn đề thật khoa học theo thứ tự cần giải quyết. Đừng vội vàng đưa ra quyết định mà hãy xem xét kỹ lưỡng đó có phải vấn đề trọng tâm hay không và cân nhắc xem mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì.

Ra quyết định

Sau khi cân nhắc tất cả các dự án, phân tích thực hiện cũng như tính khả thi. Bạn có thể đưa ra được phương án tối ưu nhất dành cho mình, sau đó sắp xếp phân bố nguồn nhân lực thực hiện tốt dự án mà bạn muốn doanh nghiệp của mình hướng đến trong tương lai.

Công bố quyết định

Sau khi doanh nghiệp đưa ra quyết định, quyết định này cần được công bố đến với những người có liên quan, để đảm bảo rằng họ hiểu được là bạn muốn làm gì và vai trò của họ là như thế nào.

Bài viết liên quan:  Tìm Hiểu ROI Là Gì? Cách Tính ROI Dễ Nhất

Việc công bố quyết định này hết sức quan trọng, nó không chỉ là quyết định của bạn mà đồng thời nó sẽ giúp cho nhân viên và đối tác của bạn thấy được định hướng của tương lai doanh nghiệp.

Thực hiện

Hãy tập trung tới việc thực hiện những quyết định của bạn. Đừng để bạn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực xung quanh. Trong quá trình thực hiện cần theo dõi sát sao tiến độ thực hiện và thái độ thực hiện của mọi người liên quan.

Một quyết định của doanh nghiệp, không chỉ là của riêng cá nhân mà còn là của cả tổ chức,tập thể.

Thường xuyên kiểm tra các báo cáo liên quan đến việc thực hiện quyết định. Việc này sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình thực hiện của quyết định, các vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải hoặc các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện.

Đánh giá

Sau khi doanh nghiệp đưa ra quyết định và đã thực hiện xong, hãy xem xét và học hỏi bài từ chính các công việc mà bạn đã làm. Tích góp kinh nghiệm từ những công việc mà bạn đang làm và chưa làm, rồi cùng trao đổi với với những người khác. Nếu phát hiện ra những điều mới bạn có thể thay đổi lại kế hoạch của mình để nó tích cực hơn. Trường hợp ngược lại, nếu phát hiện ra những điều tiêu cực thì bạn có thể tham khảo ý kiến của những người khác để sửa lại kế hoạch của mình sao cho cho tối ưu nhất có thể.

Tạm kết

Mỗi doanh nghiệp sẽ có các yếu tố bố riêng để đưa ra quyết định chuẩn xác. Các yếu tố mà SmartOSC DX đưa ra hôm nay mang tính chất tham khảo và là bàn đạp để cho các bạn có thể hình dung được những yếu tố cần có để doanh nghiệp đưa ra quyết định chuẩn xác.

Bài viết liên quan:  Các Cách Thuyết Phục Ứng Viên Tiềm Năng

Bạn có thể tự lập cho mình một kế hoạch, một quy trình đưa ra quyết định cho doanh nghiệp của riêng mình. Có thể bây giờ quy trình đó chưa chính xác nhưng bạn có thể chỉnh sửa và bổ sung thêm những kinh nghiệm mà bạn có được trong tương lai.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY