Những Ví Dụ Về Các Doanh Nghiệp Áp Dụng Chuyển Đổi Số Thành Công Trên Thế Giới

Trong thời đại phát triển theo cấp số nhân, những tiến bộ về công nghệ đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh truyền thống. Các tổ chức bắt đầu thực hiện chuyển đổi số có thể đem lại một hiệu suất lâu dài tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong thời đại số. Tuy nhiên, giống như hầu hết các cuộc cải tổ doanh nghiệp, chuyển đổi số sẽ được triển khai đi kèm theo những thách thức không nhỏ. Bài viết xin đưa ra những ví dụ về các công ty đã thực hiện thành công chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh truyền thống của mình để duy trì khả năng cạnh tranh. 

Netflix – Chuyển đổi số trong ngành công nghệ và giải trí

Netflix giờ đây đã là một cái tên quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai biết trước đây thương hiệu này đã từng không được nhiều người biết đến. 

Mô hình kinh doanh ban đầu của Netflix khi được thành lập vào năm 1997 là mô hình trả tiền cho mỗi lần thuê dịch vụ bao gồm bán DVD và cho thuê qua Mail. Mãi cho đến năm 2007, Netflix thay đổi hoàn toàn cách từng cá nhân sử dụng kênh giải trí tại nhà. Khả năng của Netflix tận dụng chuyển đổi số để đổi mới mô hình kinh doanh của mình và đã thoát khỏi sự lấn áp của các công ty giải trí khác.

Vào năm 2007, Netflix đã tung ra dịch vụ phát trực tuyến video theo yêu cầu để bổ sung cho dịch vụ cho thuê DVD mà không phải trả thêm phí cho danh sách người đăng ký của họ. Cho đến nay, Netflix là nhà cung cấp nội dung video kỹ thuật số phổ biến nhất, với các đối thủ nặng ký về công nghệ khác như Amazon hay Youtube đang theo sau về nhu cầu.

Fujifilm – Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hình ảnh kỹ thuật số

Có trụ sở chính tại Tokyo, Fujifilm (hay Fuji) được thành lập vào năm 1934 với tư cách là một nhà sản xuất phim để phục vụ việc chụp ảnh. Công ty đã đạt được thành công trên toàn cầu thông qua việc bán phim chụp ảnh và là một mối đe dọa cạnh tranh đối với gã khổng lồ nhiếp ảnh Kodak khi đó. Thật không may, trong những năm 2010, sự phổ biến ngày càng tăng của máy ảnh kỹ thuật số đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh phim ảnh của Fuji và gã khổng lồ nhiếp ảnh đang trên đà biến mất. Khi Kodak phá sản, Fuji biết họ cần phải thay đổi để tồn tại.

Vào năm 2012, Fuji đã đưa ra quyết định quan trọng là chuyển đổi thành một doanh nghiệp công nghệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện khi thâm nhập vào một số thị trường mới, bao gồm dược phẩm và mỹ phẩm. Tại những thị trường mới này, Fuji đã tạo ra thiết bị hình ảnh y tế, chẩn đoán tia X kỹ thuật số, và công nghệ dược phẩm và y tế khác. Fuji cũng tận dụng công nghệ phim ảnh của mình để phát triển các tấm nền LCD, đáp ứng sự gia tăng phổ biến của màn hình LCD. Bằng cách mở rộng sang các thị trường và công nghệ kỹ thuật số mới, Fuji đã đa dạng hóa chiến lược lợi nhuận của công ty và trở thành một ông lớn có ảnh hưởng đáng kể trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Cuối cùng, sự linh hoạt của Fujifilm đã mở rộng phạm vi sản phẩm và dịch vụ của mình và tăng khả năng hiển thị trên thị trường. Các công ty trong các cuộc khủng hoảng tương tự nên xem sự chuyển đổi của Fujifilm như một cách để ứng phó với một mô hình kinh doanh lỗi thời. Fuji chưa bao giờ mất tập trung vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng và sự hài lòng của khách hàng, ngay cả trong thời gian đầy thử thách.

Adobe – Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp phần mềm

Khi bạn nghĩ đến Adobe, điều đầu tiên bạn có thể nghĩ đến là một file PDF hoặc phần mềm Photoshop. Và mặc dù điều đó không sai, nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà dịch vụ phần mềm huyền thoại này lại trở thành một yếu tố công nghệ cho các tổ chức lớn và nhỏ trên toàn cầu?

Bài viết liên quan:  5 Lưu Ý Giúp Doanh Nghiệp Tăng Tốc Quá Trình Chuyển Đổi Số - Không Thể Bỏ Qua

Adobe được thành lập vào năm 1982 bởi John Warnock và Charles Geschke. Gã khổng lồ công nghệ được xây dựng để cung cấp các giải pháp phần mềm chuyên biệt cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp họ tạo ra nhiều nội dung kỹ thuật số mà chúng ta thấy ngày nay.

Khi công ty mới thành lập, Adobe vẫn cạnh tranh bằng cách sử dụng mô hình dựa trên giấy phép, trong đó họ bán phần mềm của mình để chỉnh sửa ảnh (Photoshop), chỉnh sửa vector (Illustrator) hoặc chỉnh sửa video (Premiere Pro) thông qua giấy phép và trên đĩa CD. Năm 2008, cuộc Đại suy thoái diễn ra đã thay đổi cục diện tài chính toàn cầu. Để tồn tại, Adobe đã đưa ra quyết định mạo hiểm khi chuyển đổi từ một công ty dựa trên giấy phép thành một công ty dựa trên dữ liệu đám mây. Kể từ bước nhảy vọt về kỹ thuật số của Adobe, công ty đã từng bước chuyển từ mô hình phần mềm được cấp phép sang dịch vụ đăng ký dựa trên đám mây. Ngày nay, công ty hoàn toàn hoạt động trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số thông qua ba mô hình dựa trên công nghệ điện toán đám mây – Creative Cloud, Document Cloud và Marketing Cloud.

Kết luận 

Các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành đang phải chịu áp lực rất lớn do việc áp dụng công nghệ bùng nổ theo cấp số nhân và đại dịch toàn cầu đang diễn ra. Khi các nhà lãnh đạo tổ chức tiến tới một bối cảnh tiếp nhận đầy đủ công nghệ như trí tuệ nhân tạo và máy học (machine learning), điều quan trọng là thời điểm để doanh nghiệp đáp ứng các thách thức kỹ thuật số. Với những những ví dụ từ Netflix, Adobe và Fujifilm, những đổi mới kỹ thuật số là chìa khóa để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Nếu tổ chức của bạn đã sẵn sàng để thay đổi thì đây là thời điểm phù hợp để bắt đầu hành trình đó. Hãy tìm hiểu những dịch vụ của SmartOSC DX và đăng ký để nhận được tư vấn miễn phí về cách chuyển đổi thành công và hiệu quả cho tổ chức của bạn. 

Bài viết liên quan:  Làm Sao Để Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp?




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY