Quản Lý Dữ Liệu Khách Hàng Với CRM – Chìa Khóa Để Phát Triển Kinh Doanh

Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) sẽ phần nào hỗ trợ doanh nghiệp việc sử dụng hiệu quả hơn dữ liệu đang có và khám phá, hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng của mình. Đây là sự thể hiện ở cách họ nhìn nhận và tiếp thị sản phẩm ra sao và phản hồi của họ như thế nào. Từ những am hiểu đó, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và cải thiện doanh thu. 

Theo nguồn tin từ Software Advice đã có tới 74% doanh nghiệp cho biết phần mềm CRM cho phép có được quyền truy cập nhiều hơn vào kho dữ liệu khách hàng. Và theo nghiên cứu từ Accenture đã chứng minh rằng các doanh nghiệp có hiệu suất cao và mức tăng trưởng vượt trội trong thời gian dài có khả năng sử dụng dữ liệu khách hàng cao gấp năm lần so với doanh nghiệp có hiệu suất thấp.

Dựa vào cơ sở dữ liệu CRM thực sự có thể giúp cho bạn khám phá ra nhiều bí mật về khách hàng, xác định đúng với lĩnh vực và tạo cơ hội phát triển kinh doanh. Nhưng liệu câu hỏi đâu là thứ mà bạn cần phải tập trung nhiều hơn? Điều gì để khách hàng của bạn biết được bạn là ài, khách hàng muốn gì từ bạn và hưởng lợi ra sao từ nguồn thông tin đó?  Cùng SmartOSC DX theo dõi bài viết này và tìm ra “chìa khóa để phát triển kinh doanh – Quản lý dữ liệu khách hàng với CRM”.

Sử dụng cơ sở dữ liệu CRM để cá nhân hóa

Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt bạn đang có và đều là những cá nhân khác nhau cùng với nhu cầu, thói quen mua hàng khác hay hay sở thích được tiếp cận qua nhiều kênh thông tin khác. Và điều quan trọng hơn, mỗi khách hàng đều mong muốn được đối xử theo cách riêng biệt đó.

Theo nguồn tin từ Digital Trends, 73% người tiêu dùng ưa thích hợp tác kinh doanh với những thương hiệu sử dụng thông tin cá nhân tạo nên sự trải nghiệm mua sắm của họ phù hợp với nhu cầu của chính khách hàng đó. Và cũng theo một nghiên cứu từ Infosys cũng cho thấy 86% người tiêu dùng nói rằng việc cá nhân hóa trải nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. 

Đối với hệ thống CRM, bạn có thể sử dụng mọi thông tin về khách hàng được lưu trữ. Không chỉ là tên tuổi, địa chỉ liên lạc được ghi lại mà cả những tương tác giữa nhân viên bán hàng với khách hàng, nội dung những cuộc trò chuyện, gặp mặt cũng được lưu giữ. Nhờ vậy, bạn có thể đề xuất một ý tưởng hay định hình quá trình giao tiếp theo cách phù hợp với khách hàng cụ thể đó, khiến họ cảm thấy mình đang được đối xử theo cách khác biệt. Cá nhân hóa giao tiếp của bạn và bạn sẽ thấy sự cải thiện trong cách khách hàng nhận thức về công ty, đồng thời mở ra cơ hội về những hợp đồng bán hàng mới.

Xác định đúng khách hàng ưu tiên

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào bạn cũng có sự ưu tiên như nhau. Một số khách hàng sẽ đem tới doanh thu lớn hơn cho bạn, ngược lại, một số khác sẽ làm tốn thêm nhiều thời gian và công sức bỏ ra. 

Bài viết liên quan:  Bài Học Khi Triển Khai CRM Để Thành Công

Theo nguyên tắc Pareto (hay còn gọi là nguyên tắc 80/20), 80% doanh thu của bạn đến từ chỉ 20% khách hàng. Vì vậy, điều tối ưu nhất là bạn cần tập trung vào 20% khách hàng mà mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Phần mềm CRM sẽ cung cấp những loại hình công cụ nhằm phân tích, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được tệp khách hàng tiềm năng. Đồng thời, CRM cũng hỗ trợ trong việc nhận biết đối tượng nào tiêu tốn nhiều thời gian hơn, công sức mà bạn bỏ ra không mang tới nhiều kết quả khả quan. Nhờ đó, bạn có thể quản lý quá trình làm việc của mình thật hiệu quả và sắp xếp nguồn lực nhằm tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng hay giữ chân khách hàng hiện tại.

Bằng việc theo dõi CRM của mình, doanh nghiệp có thể tìm ra danh sách khách hàng mua hàng thường xuyên hay dành ngân sách lớn cho sản phẩm của bạn – đó chính là tập 20% tạo ra doanh thu. Hãy tập trung vào họ, chăm sóc đối tượng khách hàng này thường xuyên, bởi họ có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới giúp cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, phần mềm CRM còn hỗ trợ tích cực trong việc giải quyết những vấn đề của khách hàng qua hệ thống thông tin lưu trữ.

Chìa khóa đi tới giao dịch thành công

Liệu bao giờ bạn tự hỏi rằng cách thức mình đã bán hàng ra sao? Hay những bước bạn cần thực hiện, nên làm việc ấy khi nào để kết thúc một đơn hàng thành công? Và điều quan trọng hơn hết, liệu bạn có chắc chắn những công việc bạn làm thực sự đem lại hiệu quả trong quá trình chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành doanh thu cho mình? Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về những hoạt động được thực hiện trong quá trình bán hàng, bạn sẽ nhận thấy đâu là chiến lược kinh doanh thúc đẩy đi đến thỏa thuận. Cơ sở dữ liệu CRM sinh ra giúp doanh nghiệp làm được nhiều này dễ dàng hơn.

Mỗi hành động mà bạn làm, mỗi tệp tài liệu bạn gửi đi đều được theo dõi bởi hệ thống CRM. Hãy bắt đầu bằng cách quan sát một vài giao dịch gần đây. Các bước chính trong quy trình bán hàng là gì, toàn bộ quá trình mất khoảng bao lâu và thời gian cần giữa mỗi bước? Nếu bạn phát hiện ra rằng đã có một số phương pháp khi bạn sử dụng tạo ra tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao hơn, bạn sẽ tìm cách áp dụng cách thức ấy vào mọi quy trình bán hàng. Tương tự, nếu bạn thấy rằng một số hành động bạn đang thực hiện không tác động nhiều tới khách hàng đặc biệt là khách hàng tiềm năng của bạn mà chỉ làm cho chu kỳ bán hàng của bạn lâu hơn, bạn có thể ngừng thực hiện chúng.

Sau khi xác định đầy đủ các công đoạn bán hàng, bạn sẽ thực sự biết ở mỗi giai đoạn hành động nào ảnh hưởng quyết định để chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Và sau đó, bạn có thể đi theo quy trình bán hàng thành công ấy với những khách hàng mới khác để tăng cao doanh số và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Mở ra các cơ hội Upselling

Một trong những cách tốt nhất để cải thiện doanh thu là thuyết phục khách hàng của bạn mua nhiều hơn và thường xuyên hơn. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần dự đoán nhu cầu và sở thích của khách hàng và cung cấp cho họ cơ hội để nâng cao trải nghiệm. Và CRM có thể giúp bạn. Trong một nghiên cứu năm 2015 của Capterra, 39% người dùng CRM được thăm dò đã nói rằng việc bán hàng trong công ty của họ bị ảnh hưởng đáng kể khi sử dụng CRM. Cơ sở dữ liệu CRM có tác động tích cực đến việc bán hàng cho doanh nghiệp. Có một tiềm năng thực sự ẩn trong số các khách hàng hiện tại của bạn và bạn có thể khám phá nó nhờ dữ liệu CRM.

Bài viết liên quan:  Các Chiến Lược Giúp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tốt Hơn

CRM cung cấp cho bạn cái nhìn 360 độ về khách hàng qua việc hiển thị tất cả các liên hệ, giao dịch, khiếu nại hay hợp đồng. Bằng cách phân tích thông tin này, bạn có thể xác định chính xác những gì khách hàng có khả năng mua dựa trên các giao dịch mua trước đây và các nhu cầu hiện có.

Ví dụ: nếu lịch sử của khách hàng cho thấy rằng họ liên tục mua các mặt hàng có giá trị cao, họ có thể ít chú ý đến những bài chào hàng về một sản phẩm rẻ hơn. Tương tự như vậy, nếu khách hàng có xu hướng thích các sản phẩm có giá trị thấp, cơ sở dữ liệu CRM sẽ nói cho bạn biết rằng đây là một khách hàng không có nhiều ngân sách và không thể cố gắng bán một sản phẩm cao cấp cho họ.

CRM sẽ cho bạn biết loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà một khách hàng nhất định đang có và họ sử dụng chúng trong bao lâu. Hệ thống có thể gửi lời nhắc đến bạn trước khi ký hợp đồng gia hạn. Bằng cách này, bạn có thể bán sản phẩm cho khách hàng của mình kịp lúc. Điều này vừa thuận lợi cho việc gia tăng doanh số, vừa là phương thức để giữ chân khách hàng bởi họ biết mình vẫn luôn được phía doanh nghiệp quan tâm.

Giữ chân khách hàng

Có rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc tăng doanh số với những khách hàng mới mà bỏ quên mục tiêu giữ chân những khách hàng bạn đã có. Việc sở hữu khách hàng trung thành có thể đem lại tác động rất tích cực cho doanh nghiệp của bạn. Theo tập đoàn Kini, việc giảm 5% khách hàng rời đi có thể tăng lợi nhuận của bạn từ 25% đến 95%.

Và đây là nơi CRM có thể trở nên hữu ích hơn cho doanh nghiệp của bạn. CRM không chỉ cung cấp cho bạn dữ liệu về khách hàng hiện tại mà còn có thể cho bạn biết về những khách hàng cũ mà không còn hợp tác nữa. Nếu so sánh dữ liệu về các mối quan hệ trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp, bạn sẽ có nhiều thông tin giá trị và giúp bạn hiểu những gì đang diễn ra, những tương tác nào đang có giữa mình với khách hàng để tránh tỷ lệ rời đi cao hơn trong tương lai.

Một báo cáo từ Gleanster & Act-On đã phát hiện ra rằng 99% những người hoạt động hàng đầu trong B2B sử dụng CRM để giữ chân khách hàng. Dữ liệu lưu trữ trong CRM cho phép bạn nhận ra các hành vi điển hình và hiểu biết sâu sắc về khách hàng để tìm ra cách ngăn chặn khách hàng của bạn rời đi. Với những am hiểu đó, bạn cũng có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh hơn.

Một lựa chọn thông minh khi triển khai hệ thống Zoho CRM

Chìa khóa để phát triển kinh doanh – Zoho CRM  đã giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn rộng mở khi ứng dụng hệ thống hiện đại trong việc quản lý và xây dựng tốt mối quan hệ khách hàng bền vững. Phần mềm CRM được nhắc nhiều song Zoho CRM lại được mọi người biết đến nhiều hơn khi sở hữu những tính năng vượt trội. Hỗ trợ mạng lưới toàn cầu với hơn 250.000 doanh nghiệp thuộc 180 quốc gia chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng, tương tác tốt hơn với khashc hàng, làm tăng doanh thu của họ. 

Việc cho doanh nghiệp tiếp cận với phần mềm Zoho CRM của chúng tôi, bạn có thể duy trì tốc độ bán hàng với tính năng hỗ trợ làm việc từ xa phù hợp trong thời buổi dịch bệnh căng thẳng, kéo dài. Ngoài ra, hệ thống giúp người lãnh đạo nắm bắt rõ số liệu bán hàng, hiệu xuất dù bạn đang trong trực tiếp có mặt tại công ty. Ứng dụng này còn được sử dụng thành thạo trên máy tính, điện thoại di động thông minh chuyển tới bảng chỉ số kết hợp, công cụ AI mạnh mẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đang dần tiếp sát thành công và mở ra thị trường cho chính doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan:  Hệ Thống CRM Là Gì? Vai Trò Của CRM Đối Với Mô Hình CEM

Hãy tận dụng những hiểu biết và bài học đắt giá mà SmartOSC DX đã chia sẻ trong tổng quan bài viết này, luôn đề cao sự sáng tạo và không ngừng tạo thêm giá trị cốt lõi cho doanh nghiep từ hệ thống sắp đặt sẵn, chắn hẳn doanh nghiệp sẽ thu về được rất nhiều lợi ích, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên và độ hài lòng của họ đối với tổ chức bạn. Hiện đã có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm, song để tìm cho đơn vị cung cấp cũng gây rất nhiều khó khăn. Đừng quên nhấc máy lên và gọi theo đường dây nóng tới những chuyên viên tư vấn hàng đầu của chúng tôi. Chúc doanh nghiệp thành công hơn nữa trên chặng đường của mình. 

Khách hàng luôn đánh giá cao những dịch vụ mà đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ. Và hệ thống CRM là chìa khóa để đạt được điều đó. Lợi ích lớn nhất của một hệ thống CRM là có thể quản lý mối quan hệ với khách hàng của bạn, dù là khách hàng trong quá khứ, ở hiện tại hay tương lai, để từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số và phát triển kinh doanh.

Bằng cách tận dụng mọi cơ sở dữ liệu CRM có, doanh nghiệp có thể mở ra những bí mật giúp giữ chân khách hàng chiến lược hay thu hút nhiều hơn những khách hàng mới tương tự. Với dữ liệu từ CRM, đội ngũ bán hàng còn có thể mở rộng giá trị mỗi đơn hàng hay tần suất mua hàng, đề xuất những chiến lược marketing nhắm đến mục tiêu tiềm năng và xác định những cơ hội bán sản phẩm kịp thời, phù hợp đến mỗi khách hàng.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY