Sự Khác Nhau Giữa Digitization, Digitalization Và Chuyển Đổi Số

Chuyển đổi là xu hướng tất yếu hiện nay, nếu doanh nghiệp không muốn bị đi lùi thì buộc phải chuyển đổi. Tuy nhiên, trước khi thực hiện quy trình này bạn phải phân biệt được digitalization và chuyển đổi số, nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được chúng dẫn đến hậu quả khi chuyển đổi đi chệch hướng. Vấn đề này sẽ được SmartOSC DX lý giải trong bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số là gì?

Rất khó để diễn tả chính xác khái niệm về chuyển đổi số, bởi quá trình áp dụng nó sẽ liên tục thay đổi và có sự khác biệt tùy vào từng lĩnh vực áp dụng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát chúng một cách đơn giản nhất, thì chuyển đổi số là quá sự tích hợp công nghệ lên toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, nhằm biến đổi cơ bản cơ chế hoạt động, văn hóa làm việc, tăng tốc tiến trình kinh doanh. Quy trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, ứng dụng cái mới đào thải cái cũ mới thấy được hiệu quả rõ rệt của chuyển đổi số.

Ở Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu là doanh nghiệp chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách áp dụng những công nghệ, phần mềm tân tiến như: IoT, điện toán đám mây, Big Data… 

Sự khác nhau giữa digitization, digitalization và chuyển đổi số (digital transformation)?

Đa số mọi người đều lầm tưởng digitization, digitalization và digital transformation là 3 quá trình hoàn toàn khác nhau. Đó là sai lầm vô cùng tai hại, vì thực tế digitization hay digitalization chỉ là một phần quá trình của digital transformation. 

Digitization (số hóa) là thuật ngữ chỉ việc chuyển đổi các dữ liệu đang lưu trữ trên giấy sang định dạng số, ví dụ: tệp quản lý thông tin nhân viên trên giấy chuyển sang lưu trữ trên phần mềm excel ở máy tính. Số hóa sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ nhiều dữ liệu và đảm bảo an toàn bảo mật.

Digitalization (khai thác cơ hội số) đây xem như cấp độ cao hơn của số hóa, thường được gọi là “số hóa quy trình” hay “số hóa tổ chức” nghĩa là sử dụng những dữ liệu đã được số hóa và ứng dụng chúng vào hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng năng suất lao động, tối ưu hóa các vấn đề trong kinh doanh, ví dụ: ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng giúp tìm kiếm nguồn khách hàng, quản lý thông tin của họ, đưa ra các chương trình ưu đãi tự động gửi đến khách hàng… Những hoạt động trong số hóa quy trình đều nhằm mục đích khiến công việc thực hiện hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn, duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng.

Dưới đây là một số ví dụ cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa digitization và digitalization:

DigitizationDigitalization
– Chuyển đổi văn bản từ dạng giấy sang file kỹ thuật số như: Word, PDF…– Quay video, ghi âm lại cuộc nói chuyện, hội thảo, cuộc họp…– Sử dụng phần mềm OCR (chương trình nhận dạng văn bản) để nhập hồ sơ vật lý (ví dụ: hồ sơ y tế) vào cơ sở dữ liệu kỹ thuật số.–Thu thập dữ liệu, thông tin người dùng bằng các phần mềm công nghệ như: phần mềm quản lý nhân sự (Zoho People), phần mềm quản lý khách hàng… 
– Tải dữ liệu lên phần mềm điện toán đám mây và chia sẻ quyền truy cập cho mọi người–Chuyển đổi lưu trữ thông tin trên các phần mềm mặc định ở máy tính sang các phần mềm mà nhiều người dùng có thể truy cập cùng lúc như: Google Sheet, Google Docs, Office 365– Đăng tải các video lưu trong ổ cứng lê mạng xã hội, internet giúp mọi người cùng biết đến, hoặc chia sẻ nội bộ.

Chuyển đổi số có nhiều cấp độ khác nhau, như ở cấp độ thấp thì mới chỉ là chuyển đổi sang các thiết bị lưu trữ trên máy tính, còn ở cấp độ cao nhất chuyển đổi số sẽ là chuyển đổi toàn bộ về mọi mặt cả cách làm việc, tổ chức hay phương thức sản xuất… sang môi trường số với các công nghệ hiện đại, nó sẽ giúp doanh nghiệp tại cấu trúc kinh doanh, tạo ra hệ thống làm việc hoàn toàn mới, bởi bản chất thực sự của chuyển đổi số chính là đổi mới – sáng tạo.

Bài viết liên quan:  ‘Hiến kế’ Cho Các Doanh Nghiệp Thời Corona: Chuyển Đổi Số Là Điều Cần Thực Hiện Phía Trước

Sự khác nhau giữa digitization, digitalization và chuyển đổi số (digital transformation) đã được bài viết trên làm sáng tỏ, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ bản chất của 3 nhân tố chủ chốt trong thời kỳ 4.0 này. Nếu có câu hỏi về chuyển đổi số, hay các vấn đề về chuyển đổi, liên hệ ngay với SmartOSC DX qua hotline (+84) 24 710 8 1222 để được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chuyển đổi tư vấn.

Đăng ký sử dụng bộ giải pháp chuyển đổi ngay tại đây và nhận gói ưu đãi dùng thử miễn phí 15 ngày.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY