Brand Equity Là Gì? Các Yếu Tố Cấu Thành Brand Equity
Ngày nay, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau đều có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ tập chung vào tính năng có sản phẩm mà còn phải đầu tư nhiều cho hình ảnh thương hiệu giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Hơn nữa, còn khiến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng.
Để có thể xây dựng một chiến dịch quảng bá thương hiệu thành công cần phải có một Brand Equity hoàn hảo. Vậy Brand Equity là gì? Các yếu tố cấu thành Brand Equity là gì? Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Brand Equity là gì?
Brand Equity là thuật ngữ chỉ tài sản thương hiệu, là cái nói lên sự thành công của một công ty. Định nghĩa này bao gồm các giá trị liên quan với nhau như: khách hàng, cổ đông, nhân viên… Và các yếu tố tạo nên Brand Equity là: logo, slogan, biểu tượng của công ty/sản phẩm. Hơn thế nữa, nó còn dùng để xác định giá trị của một thương hiệu, Brand Equity cũng chính là những yếu tố quyết định sức ảnh hưởng của công ty/sản phẩm đổi với khách hàng, khiến khách hàng nhận diện thương hiệu tốt hơn.
Một Brand Equity lớn mạnh được quyết định bởi những trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ. Nếu chỉ số giá trị thương hiệu dương thì mức độ nhận diện thương hiệu là rất cao, còn nếu chỉ số giá trị thương hiệu âm thì thương hiệu đang bị khách hàng phản hồi xấu về sản phẩm, dịch vụ.
Những lợi ích khổng lồ nếu doanh nghiệp của bạn đạt chỉ số Brand Equity dương:
- Nâng cao giá trị cho sản phẩm
- Mở rộng thị trường
- có sức hút, điểm nhấn với đa dạng khách hàng
- Tăng doanh số bán hàng
- Giá cổ phiếu tăng vọt
Các yếu tố cấu thành Brand Equity:
Từ sự nhận biết đến ghi nhớ về thương hiệu của khách hàng đã tạo nên Brand Equity. Đây cũng là những lời cam đoan, khẳng định về chất lượng sản phẩm thông qua giá trị thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng. Làm cách nào để doanh nghiệp giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Và 6 yếu tố cấu thành Brand Equity dưới đây sẽ làm sáng tỏ cách thức đó.
►►► Bộ giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp Sản Xuất: Phần Mềm Logistics, Hệ Thống MES, Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự, Phần Mềm CRM, Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng, Hệ Thống Văn Phòng Điện Tử
Brand Awareness (nhận thức về thương hiệu)
Bước đầu trong công cuộc xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng chính là cho họ biết đến thương hiệu của mình. Có thể hiểu khi khách hàng nhìn thấy logo họ sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của thương hiệu đó. Ví dụ: khi nhìn thấy biểu tượng quả táo cắn dở, mọi người sẽ nghĩ đến điện thoại Iphone của APPLE. Và để gia tăng sự nhận thức về Brand Equity, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức quảng cáo giới thiệu thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.
Quality (Chất lượng)
Muốn Brand Equity vững mạnh, phát triển thì sản phẩm của bạn phải đảm bảo được chất lượng như những gì công ty cam kết và qua giá trị thương hiệu thể hiện. Khách hàng sẽ lấy Brand Equity làm thước đo khi trải nghiệm sản phẩm, sau đó họ sẽ so sánh sản phẩm của bạn với sản phẩm của đối thủ. Đây cũng là điều kiện quyết định tài sản thương hiệu của bạn âm hay dương.
Brand Associations (liên kết thương hiệu)
Liên kết thương hiệu là mối quan hệ giữa slogan, font chữ, màu sắc… những yếu tố này phải thực sự khác biệt, sáng tạo để khi khách hàng nhìn thoáng qua cũng ghi nhớ, biết đến thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ: khi nhìn thấy gắn liền với các yếu tố cấu thành nên thương hiệu như slogan, logo, màu sắc, font chữ,… Chỉ cần nhìn lướt qua khách hàng đã có thể nhớ tới sản phẩm gắn liền với thương hiệu. Ví dụ: khi nhìn thấy biểu tượng 2 chữ C lồng vào nhau và đối xứng chúng ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu thời trang Chanel.
Phương thức quảng cáo từ online, offline đều là cách tạo sự liên kết thương hiệu với khách hàng. Đây là sự gắn kết mà các doanh nghiệp phải lưu tâm, vì chính nó sẽ tạo ra doanh số khổng lồ và tạo ra hiệu ứng Marketing truyền miệng cực kì hiệu quả.
Brand Experience (trải nghiệm thương hiệu)
Trải nghiệm thương hiệu được hiểu là khách hàng sẽ dùng thử sản phẩm, dịch vụ rồi đưa ra đánh giá, nhận xét, so sánh. Trải nghiệm thương hiệu gồm trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng xác định chất lượng sản phẩm của bạn như thế nào từ khách hàng.
Hơn nữa, trải nghiệm thương hiệu nếu tốt thì bạn sẽ có được số lượng lớn khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành và họ sẽ đánh giá sản phẩm của bạn cao hơn đối thủ. Để doanh nghiệp có thể đo lường mức độ trải nghiệm của khách hàng có thể sử dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hệ thống CRM tiêu biểu như: Zoho CRM, Salesforce, Cloud Pro CRM…
Brand Preference (ưa thích thương hiệu)
Với Brand Equity, yếu tố quyết định sự lớn mạnh là đây – Brand Preference. Khi doanh nghiệp đã tạo được lòng tin với khách hàng thì chắc chắn tài sản thương hiệu sẽ luôn vững mạnh. Tuy nhiên, vẫn luôn phải truyền thông về lợi ích, về giá trị sản phẩm đến khách hàng để họ luôn ghi nhớ.
Brand Loyalty (lòng trung thành đối với thương hiệu)
Khi khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm họ sẽ dần dần trở thành khách hàng trung thành. Hơn nữa, họ sẽ chỉ mua đi mua lại sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Đây chính là cơ hội gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường. Và đó cũng là mục tiêu có nhiều doanh nghiệp, bởi nếu có số lượng khách hàng trung thành ổn định, doanh nghiệp sẽ vững mạnh mà không sợ bị đối thủ lật đổ.Bài viết trên đã lý giải thuật ngữ Brand Equity là gì? và phân tích những yếu tố cấu thành Brand Equity.
.Rất mong sau khi đọc xong bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu hơn về tài sản thương hiệu, biết chúng được hình thành như thế nào. Hơn nữa có thể ứng dụng những kiến thức trên vào công việc một cách hiệu quả. Nếu có gì thắc mắc, đừng ngại ngần liên hệ với SmartOSC DX theo số (+84) 24 710 8 1222 để biết thêm nhiều kiến thức mới.
SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số
Để lại bình luận tại đây