HRM Là Gì? Tầm Quan Trọng Của HRM Trong Doanh Nghiệp

HRM là viết tắt của Human Resource Management, là thuật ngữ nói về chức năng quản trị nguồn nhân lực. HRM là một tổ chức với nhiều vai trò như tuyển dụng, quản lý hiệu suất, phát triển tổ chức, chính sách và đào tạo cùng các chế độ cho nhân viên… Cùng bài viết tìm hiểu HRM là gì và cách hoạt động của HRM. 

HRM là gì? 

Quản trị nguồn nhân lực hay còn gọi tắt là HRM là xây dựng chiến lược tiếp cận và quản lý con người cũng như văn hóa hay môi trường tại nơi làm việc. Việc quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ đóng góp to lớn vào phương hướng chung của doanh nghiệp và hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. 

Các thành viên của bộ phận này có vai trò cung cấp các kiến thức và công cụ cần thiết để huấn luyện, quản lý giám sát, tư vấn pháp lý để vận hành hiệu quả một tổ chức. Thêm vào đó là những chính sách ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. 

HRM là một khâu không thể thiếu cho một doanh nghiệp phát triển. Nó giúp doanh nghiệp tìm ra những phương pháp tốt nhất đóng góp cho mục tiêu chung thông qua việc phát huy hết khả năng của từng người. 

HRM hoạt động như thế nào?

Nhân viên HRM chịu trách nhiệm đảm bảo tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị tổng thể của tổ chức được chia sẻ đến toàn bộ nhân viên. Những yếu tố này sẽ truyền cảm hứng và giúp nhân viên thấy được sự quan trọng của chính họ và trở thành một phần trong sự thành công của công ty. 

Những nhiệm vụ của bộ phận HRM cũng được xử lý bởi các nhà quản lý HRM. Họ sẽ chịu trách nhiệm tham gia đóng góp vào năng suất của từng nhân viên dựa trên các báo cáo. Trong một hệ thống HRM hoàn chỉnh, những nhà quản lý (HRM Manager) có trách nhiệm quan trọng trong quy trình tuyển dụng và tìm cách giữ chân nhân tài trong công ty. 

Những thành viên trong team HRM có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người lao động, tránh những kiện tụng bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân. 

4 yếu tố quyết định sự quan trọng của HRM trong mỗi doanh nghiệp 

Cá nhân được công nhận và đánh giá cao

HRM sẽ ghi nhận giá trị mà mọi nhân viên trong tổ chức đóng góp, đề xuất tổ chức ghi nhận và có những khen thưởng hợp lý. Theo nghiên cứu của Businessover, 93% nhân viên nói rằng họ sẽ gắn bó với những công ty biết đồng cảm với nhân viên. 

Mọi người đều có thể đóng góp ý kiến

HRM quản lý con người và họ sẽ cung cấp những góp ý, ý tưởng đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Nâng cao chất lượng cuộc sống làm việc

Một môi trường làm việc chất lượng là những quyền lợi mà một nhân viên xứng đáng được hưởng. Phòng HRM sẽ có trách nhiệm nâng cao chất lượng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho mọi nhân viên trong công ty. 

Nâng cao kỹ năng chuyên môn 

HRM phải luôn nhận ra nhu cầu học hỏi liên tục và phát triển bản thân của những nhân sự trong công ty. Thêm vào đó, để phục vụ cho lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, HRM nên có những buổi đào tạo về kỹ năng hay kiến thức nhằm tạo ra và giữ chân các tài năng của công ty. 

Bài viết liên quan:  Top Các Cách Quản Lý Nhân Viên Hiệu Quả Nên “Nằm Lòng” Ngay

Sự hài lòng của nhân viên

Con người có quyền được hài lòng với công việc của họ. Các tổ chức sẽ có trách nhiệm thúc đẩy và kết nối các kỹ năng của từng cá nhân phù hợp với công việc họ đảm nhiệm. Thông qua thống kê của hrdconnect.com, hơn 64% nhân viên trên toàn thế giới cảm thấy công việc của họ mang lại ý nghĩa và có mục đích.

Vai trò của HRM trong doanh nghiệp

Bộ phận HRM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên và nhà quản lý cấp cao của một tổ chức. Một HRM giỏi sẽ có vai trò quan trọng cho một doanh nghiệp thành công, cân bằng giữa hiệu suất và sức mạnh tập thể. Sau khi tìm hiểu HRM là gì thì ta tiếp tục khám phá xem những vai trò quan trọng của HRM trong doanh nghiệp. Xem thêm phần mềm nhân sự

Quản lý chiến lược  

HRM có chuyên môn cao sẽ tham gia và quá trình ra quyết định của công ty, làm cơ sở cho các quyết định về nguồn nhân lực, tạo ra các kết quả tích cực và gia tăng lợi nhuận cho công ty. 

Mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh

HRM khi được tham gia vào chiến lược phát triển của công ty sẽ cung cấp những giá trị về tầm nhìn sứ mệnh mục tiêu và giá trị nhằm xác định vai trò của từng nhân viên trong công ty. 

Xây dựng thương hiệu nội bộ 

Sáng tạo thương hiệu nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là trách nhiệm quan trọng của HRM. 

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Trong Quản Trị Nhân Lực

Duy trì môi trường làm việc thuận lợi

Một môi trường làm việc tốt sẽ giữ chân được nhân viên lâu dài. Một trong những yếu tố hàng đầu để người tìm việc đánh giá cao nhất về nơi làm việc chính là bầu không khí. 

Quản lý tài năng 

Việc tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo, quản lý và phát triển từng nhân viên là trách nhiệm quan trọng của HRM. Việc đào tạo ra một nhân viên giỏi đã khó thì việc giữ họ gắn bó lại với công ty sẽ càng khó hơn. 

HRM Là Gì?

Văn hóa tổ chức 

Văn hóa của một tổ chức sẽ luôn thay đổi theo thời gian. Yếu tố văn hóa phụ thuộc vào sự thay đổi của nhân khẩu học, tiêu chuẩn nơi làm việc và các yếu tố khác. Doanh nghiệp sở hữu một văn hóa tốt sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. 

Giải quyết xung đột 

Một tổ chức càng lớn, đông nhân viên sẽ khó tránh khỏi những xung đột. Bởi lẽ, mâu thuẫn là nền móng cho sự phát triển. HRM sẽ có trách nhiệm giúp đỡ, hiểu từng nhân viên, lắng nghe và hòa giải khi cần thiết. 

SmartOSC DX hy vọng bài viết đã đưa ra một số thông tin để bạn hiểu được HRM là gì và những vai trò quan trọng của HRM trong một doanh nghiệp. Trong quá trình đọc bài viết nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy nhấc máy lên gọi cho chúng tôi theo Hotline: (+84) 387 069 546 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY