Quản Lý Cấp Trung Là Gì? Vai Trò Và Kỹ Năng Của Nhà Quản Lý Cấp Trung Trong Doanh Nghiệp

Khi bạn tiến lên một nấc thang mới trong sự nghiệp, bạn có thể đi từ nhân viên lên một quản lý cấp trung. Khi ở vai trò đó, bạn là người chịu trách nhiệm về năng suất công việc của nhân viên cấp dưới. Bạn cũng có thể là người trung gian chuyển tiếp thông điệp từ ban điều hành công ty cho những nhân viên khác. Bài viết của SmartOSC DX xin chia sẻ khái niệm quản lý cấp trung và vai trò của họ trong một doanh nghiệp.

Quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung là một cấp bậc trung gian giữa nhân viên mới và nhân viên cấp điều hành. Các nhân viên mới hoặc chuyên viên sẽ có trách nhiệm báo cáo cho nhân viên cấp trung và người quản lý cấp trung sẽ báo cáo trực tiếp cho người quản lý điều hành. 

Người ở vị trí cấp trung có xu hướng trở thành liên lạc viên giữa các thành viên trong team và cấp trên. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các nhân viên nắm rõ mục tiêu của công ty và tích cực hướng tới mục tiêu đó. 

Ở cấp bậc này, bạn sẽ phải đảm bảo quy trình làm việc của cả nhóm sao cho phù hợp với quy trình và kỳ vọng của công ty. 

Vai trò và kỹ năng của nhà quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

Dù vị trí quản lý cấp trung ở mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhưng hầu hết mọi người ở vị trí này đều có những trách nhiệm chung. Những vai trò chính của nhà quản lý cấp trung trong doanh nghiệp có thể kể đến như:

Giám sát hoạt động hàng ngày

Các nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm quản lý quy trình làm việc hàng ngày của các đội nhóm. Mục tiêu của bạn là đảm bảo các nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên đáp ứng được mục tiêu chung của toàn công ty. Khi làm việc ở vai trò này, bạn sẽ đảm bảo rằng nhân viên luôn tập trung vào công việc của họ. 

Lên mục tiêu cho team

Các nhà quản lý cấp trung giỏi sẽ muốn thấy rằng team của mình đang vận hành hiệu quả. Một trong những cách bạn triển khai là giúp từng nhân viên tạo ra các mục tiêu cá nhân. Nhà quản lý cấp trung thường cố gắng giúp đỡ nhân viên tạo ra các mục tiêu cá nhân để kéo theo sự phát triển và đồng thời mang lại lợi ích cho công ty. 

Báo cáo năng suất nhân viên 

Tạo báo cáo tiến độ là một phần không thể thiếu trong công việc của người quản lý cấp trung. Thông thường, bạn sẽ phải theo dõi công việc mà cả team đã hoàn thành. Sau đó, bạn cần trình bày tiến độ này với cấp trên hoặc gửi bằng 1 văn bản. Sự tiến bộ của toàn team sẽ phản ánh bằng tiến độ công việc, đảm bảo mọi nhân viên đều hoàn thành công việc ở năng suất cao. 

Tuyển dụng nhân viên 

Nhiều nhà quản lý cấp trung ngày nay có quyền ra quyết định tuyển dụng. Bạn sẽ chịu trách nhiệm tạo ra những tin tuyển dụng, xem xét các hồ sơ ứng tuyển, phỏng vấn ứng viên và đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng. Nhà quản lý cấp trung sẽ là người liên lạc với ứng viên về công việc và thảo luận về lời mời làm việc với ứng viên. 

Đào tạo nhân viên

Bạn sẽ là người giám sát quá trình tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới. Từ khi cho họ làm quen với các chính sách, thủ tục, công việc, môi trường… cho đến khi đảm bảo họ biết cách thực hiện công việc một cách chính xác. Bạn có thể chịu trách nhiệm đào tạo như các buổi training hoặc chia sẻ kiến thức. 

Đưa ra đánh giá hiệu suất

Cần đưa ra những cuộc họp trực tiếp với nhân viên để thảo luận về hiệu suất của họ. Trong quá trình đánh giá hiệu suất, bạn sẽ xem xét điểm mạnh, điểm yếu, thành tích và mục tiêu của từng thành viên trong nhóm. Bạn sẽ phải thảo luận những gì họ đã hoàn thành tốt trong thời gian kể từ cuộc họp cuối và những gì họ cần phải cải thiện. 

Thiết lập ngân sách cho team 

Mặc dù bạn có thể không chịu trách nhiệm toàn bộ về ngân sách của công ty, nhưng bạn thường sẽ được giao nhiệm vụ quản lý ngân sách cho bộ phận của mình. Những nhà quản lý trung cấp cần những công cụ và nguồn lực mà team của mình cần để hoàn thành toàn bộ dự án và đạt hiệu quả cao nhất có thể. 

Chuyển tiếp các thông báo

Ở những công ty lớn, nhà quản lý cấp trung trao đổi với ban điều hành công ty để tìm hiểu về những cải tiến mới và báo cáo lại thông tin này về bộ phận của mình. 

Trở thành tấm gương cho cấp dưới

Các nhà quản lý mong muốn bạn trở thành một hình mẫu cho nhân viên của mình noi theo. Các nhà quản lý cấp trung cần cho các nhân viên thấy được một nhân viên chất lượng sẽ như thế nào chẳng hạn như tác phong chuyên nghiệp, tinh thần làm việc hay hiệu quả trong công việc…

Hy vọng qua bài viết các bạn hiểu được vai trò và kỹ năng cần có cho một nhà quản lý cấp trung ở bất cứ doanh nghiệp nào. Để bước chân lên cấp quản lý trong doanh nghiệp là một chuyện, duy trì và tạo ra hiệu quả trong công việc lại là một câu chuyện khác. Một nhà quản lý cấp trung xuất sắc cần trang bị cho mình nhiều kiến thức và phong cách làm việc từ giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo đến khả năng lắng nghe nhân viên cấp dưới.

Bài viết liên quan:  4 Lý Do Để Giải Pháp HRM Của SmartOSC DX Là Lựa Chọn Phù Hợp Nhất Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

SmartOSC DX là đơn vị có 16 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như Daikin, ASUS, COURTS, Ricoh, Toshiba, Lotte, Baemin… cung cấp các giải pháp chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp như: HRM, CRM, E-Office, Recruit, Robotic process automation RPA. SmartOSC DX sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trên con đường chuyển đổi số. Liên hệ ngay để được tư vấn.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY