Ưu Nhược Điểm Của 6 Loại Mô Hình Tổ Chức Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay

Bạn có thể hình dung ra sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty khi nhìn vào chính tổ chức mà bạn đang làm việc. Một mô hình tổ chức cơ bản thường giống như một kim tự tháp, các cấp quản lý của bạn sẽ ở trên cùng và kéo xuống các nhân viên cấp thấp hơn. Tuy nhiên, không phải mọi công ty ngày nay đều hoạt động tốt với cơ cấu như vậy. Bài viết sau đây SmartOSC DX xin chia sẻ cho bạn chi tiết 6 loại mô hình tổ chức doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến ngày nay. 

Mô hình tổ chức phân quyền 

Sơ đồ phổ biến hình kim tự tháp được gọi là sơ đồ tổ chức phân cấp. Đây là kiểu cơ cấu tổ chức phổ biến nhất với mệnh lệnh đi từ cấp cao nhất xuống nhân viên cấp dưới.

Ưu điểm: 

  • Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm
  • Nắm rõ nhân viên có nhiệm vụ nào và báo cáo cho ai
  • Tạo động lực cho nhân viên phấn đấu với những chức danh rõ ràng và minh bạch
  • Tạo được sự ngang hàng cho các nhân viên cùng bộ phận

Nhược điểm:

  • Có thể làm chậm sự đổi mới hoặc những thay đổi quan trọng do bộ máy hành chính cồng kềnh. 
  • Khiến nhân viên hành động vì lợi ích của bộ phận thay vì cho cả công ty
  • Làm nhân viên cấp dưới cảm giác ít quyền hành và khó có thể chia sẻ ý tưởng đến cấp cao hơn. 

Mô hình tổ chức theo chức năng

Mô hình này cũng tương tự như mô hình phía trên, cơ cấu tổ chức theo chức năng đi từ vị trí có mức trách nhiệm cao nhất trên cùng và đi xuống từ đó. Tuy nhiên, về cơ bản nhân viên được tổ chức theo những kỹ năng cụ thể và vai trò của họ trong công ty. Mỗi bộ phận riêng biệt được quản lý độc lập.

Ưu điểm

  • Cho phép nhân viên tập trung vào chuyên môn và vai trò chính
  • Giúp các nhóm và phòng ban có quyền tự quyết
  • Dễ mở rộng quy mô công ty

Nhược điểm:

  • Gây trở ngại trong giao tiếp giữa các bộ phận
  • Tạo rào cản cho một quy trình và chiến lược chung cho các sản phẩm khác nhau trong công ty

Mô hình tổ chức dạng đường ngang hoặc phẳng

Mô hình ngang hoặc phẳng này phù hợp với các công ty có ít khoảng cách giữa quản lý cấp trên và nhân viên cấp dưới. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng cấu trúc tổ chức theo chiều ngang trước khi phát triển đủ lớn để xây dựng các phòng ban khác nhau, nhưng một số tổ chức duy trì cấu trúc này vì nó khuyến khích sự giám sát và tham gia nhiều hơn từ mọi nhân viên. 

Ưu điểm: 

  • Trao cho nhân viên nhiều trách nhiệm hơn
  • Thúc đẩy giao tiếp trong công ty
  • Cải thiện khả năng phối hợp và tốc độ triển khai các ý tưởng mới

Nhược điểm:

  • Tạo ra sự bối rối vì nhân viên không có có người giám sát rõ ràng để báo cáo
  • Khó duy trì khi công ty bắt đầu phát triển lớn hơn

Mô hình tổ chức chia nhỏ 

Trong mô hình tổ chức chia nhỏ, các bộ phận được chia nhỏ trong công ty có quyền kiểm soát các nguồn lực của riêng họ. Về cơ bản, những bộ phận sẽ vận hành hoạt động của riêng họ trong một tổ chức lớn. 

Các phòng ban lớn có thể chia ra như phòng Marketing, bộ phận Sale, bộ phận IT… Mô hình tổ chức này phù hợp với những công ty lớn khi trao quyền cho các bộ phận khác nhau để đưa quyết định mà không cần mọi nhân viên phải báo cáo cho giám đốc cấp cao nhất. 

Tùy thuộc vào mô hình của công ty mà thường có những loại mô hình tổ chức chia nhỏ khác nhau chẳng hạn như chia nhỏ tổ chức dựa trên thị trường, dựa trên sản phẩm, hay dựa trên vị trí địa lý… 

Ưu điểm: 

  • Cho phép công ty phản ứng nhanh với những thay đổi của ngành hoặc nhu cầu của khách hàng.
  • Thúc đẩy sự phát triển độc lập và tự chủ

Nhược điểm: 

  • Có thể dẫn đến nguồn lực bị trùng lặp và dư thừa
  • Khó khăn trong giao tiếp nội bộ giữa những người đứng đầu và các bộ phận được chia nhỏ
  • Dẫn đến việc các bộ phận trong công ty có khả năng phải cạnh tranh lẫn nhau

Mô hình tổ chức kiểu ma trận

Sơ đồ tổ chức ma trận giống như một mạng lưới hiển thị các phòng ban có chức năng chéo hình thành để phục vụ cho những dự án đặc biệt.  Chẳng hạn như một kỹ sư thuộc bộ phận kỹ thuật (dưới quyền của giám đốc kỹ thuật) nhưng làm việc trong một dự án tạm thời (dưới quyền của giám đốc dự án). 

Ưu điểm: 

  • Cho phép cấp trên dễ chọn lựa các cá nhân phù hợp với yêu cầu dự án
  • Sự linh hoạt trong vận hành của tổ chức
  • Khuyến khích nhân viên sử dụng kỹ năng ở nhiều mảng khác nhau không chỉ trong khuôn khổ công việc hàng ngày

Nhược điểm: 

  • Dễ phát sinh xung đột giữa quản lý bộ phận và quản lý dự án
  • Mô hình tổ chức thường xuyên phải thay đổi so với các mô hình cố định khác

Mô hình tổ chức theo mạng lưới 

Ngày nay, rất hiếm các doanh nghiệp có tất cả bộ phận “inhouse” có thể đảm nhận mọi yêu cầu của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp, nhà thầu, công ty bên thứ 3 có thể gây ra sự bối rối trong vận hành. 

Mô hình tổ chức theo mạng lưới có ý nghĩa phân tán nguồn lực. Có thể hiểu đây là mô hình cấu trúc bên trong sẽ tập trung nhiều hơn về những cộng đồng bên ngoài và các mối quan hệ đa ngành. 

Ưu điểm: 

  • Trực quan hóa mạng lưới bên trong và bên ngoài công ty
  • Cho phép công ty linh hoạt trong mọi yêu cầu công việc
  • Cung cấp thêm quyền hành cho mọi nhân viên, cộng tác viên để chủ động và đưa quyết định nhanh chóng
  • Giúp nhân viên và các bên liên quan hiểu quy trình làm việc

Nhược điểm:

  • Nhanh chóng trở nên phức tạp khi phải xử lý nhiều quy trình bên ngoài
  • Khiến nhân viên khó biết ai là người có tiếng nói cuối cùng

Tạm Kết

Dù áp dụng mô hình tổ chức nào thì doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua vấn đề quản trị nhân sự của mình vì đó luôn là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm quản trị nhân sự sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho bất cứ mô hình tổ chức nào của doanh nghiệp.

Zoho People chính là phần mềm quản trị nhân sự tối ưu nhất cho bất cứ doanh nghiệp ở bất cứ mô hình nào hiện nay. Với Zoho People, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý công cũng như thời gian làm việc, xử lý yêu cầu của nhân viên ở bất cứ đâu với ứng dụng di động.

Bài viết liên quan:  Quy Trình Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Với 9 Bước Không Thể Bỏ Qua

SmartOSC DX hiện đang là đối tác công nghệ triển khai phần mềm quản trị nhân sự HRM tối ưu và uy tín nhất trên thị trường. Là đơn vị có 16 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như Daikin, ASUS, COURTS, Ricoh, Toshiba, Lotte, Baemin… SmartOSC DX sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số, từ khảo sát/ phân tích bài toán; đưa ra giải pháp; “may đo” giải pháp để phù hợp với doanh nghiệp, triển khai, bảo trì, đào tạo.

Như vậy bài viết trên của SmartOSC DX đã phân tích ưu và nhược điểm của 6 mô hình tổ chức mà các doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay. Tùy vào nhu cầu của tổ chức bao gồm văn hóa, quy trình hoạt động, đường lối phát triển mà bạn xem xét áp dụng một trong các mô hình tổ chức phía trên.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY