Xu Hướng Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp cuối năm 2021 đầu năm 2022

Chuyển đổi số đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ vào năm 2021, cũng một phần là do tác động của dịch Covid – 19 mà các doanh nghiệp phải tức tốc chuyển đổi để thích nghi với thời cuộc. Vậy liệu xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp cuối năm 2021 đầu năm 2022 sẽ diễn ra như thế nào, hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu bài viết dưới đây.

5 Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp cuối năm 2021 đầu năm 2022

Công nghệ đa đám mây

Đây không phải là một nền tảng công nghệ mới, nhưng nó dự sẽ là xu hướng cực kì nổi trội vào cuối 2021 đầu 2022 và nhiều năm về sau. Bởi nhiều lợi ích mà điện toán đám mây mang lại:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi
  • Khả năng biến đổi vô tận
  • Khả năng thích ứng cao
  • Hợp tác bền vững, không xáo trộn
  • Bảo mật cao

Chính vì vậy, công nghệ đa đám mây hứa hẹn sẽ là công nghệ trung tâm khi mà các nhà cung cấp cạnh tranh nhau để sở hữu nền tảng đám mây hoàn hảo có thể tích hợp với các phần mềm trong doanh nghiệp, dễ dàng giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật và truy cập dữ liệu. Xu hướng sử dụng điện toán đám mây gia tăng cũng là lý do khiến nhiều dịch vụ đa đám mây ra đời và liên tục được nâng cấp để phục vụ nhu cầu doanh nghiệp.

Xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt

Do dịch bệnh kéo dài dai dẳng tính đến nay đã 2 năm, nên chuỗi cung ứng toàn bộ đã bị đứt gãy, thậm chí có thời gian còn tê liệt hoàn toàn bởi các quốc gia liên tục phải đưa ra các chính sách giãn cách để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng để xây dựng chuỗi quản lý linh hoạt, hiện đại trong giai đoạn kinh tế hồi phục từ năm 2022

Bài viết liên quan:  Bài Học Kinh Nghiệm Từ Những Thất Bại Trong Chuyển Đổi Số

Quá trình này sẽ gắn liền với hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp, cùng lúc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu hỗ trợ lên kế hoạch và phản ứng nhanh với các tình huống, tối ưu các hoạt động phức tạp mà trước kia đều phải thức hiện thủ công. Khi ứng dụng chuyển đổi số để xây dựng quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp quá trình kinh doanh được liền mạch, tối ưu chi phí, giảm thiểu rủi ro đứt gãy cho nguyên nhân khách quan.

Nâng cao hoạt động bảo mật dữ liệu khi chuyển đổi số doanh nghiệp

Trước đây, các doanh nghiệp thường xem nhẹ vấn đề bảo mật dữ liệu nên đã có rất nhiều vụ án về đánh cắp dữ liệu, dữ liệu bị tuồn ra ngoài… Và nâng cao bảo mật dữ liệu số chắc chắn sẽ là xu hướng chuyển đổi hàng đầu được doanh nghiệp ưu tiên thực hiện nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp cũng như khách hàng của mình. Những rủi ro về bảo mật có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại lớn về uy tín lẫn tài chính và có thể suy đổ bất cứ lúc nào.

Cuối năm 2021 Gartner đã cho ra một báo cáo chỉ rằng các cuộc tấn công giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ là loại tấn công mạng phổ biến nhất, làm lộ dữ liệu của những dịch vụ trực tuyến của các doanh nghiệp.

Chuyển đổi số doanh nghiệp trên các nền tảng dữ liệu khách hàng

CDP – Customer Data Platform là nền tảng dữ liệu khách hàng, đây là phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thu thập, đánh giá chính xác và phân loại từng tệp khách hàng từ dữ liệu nạp vào hệ thống. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt hành trình khách hàng, hiểu đúng insight của họ, theo sát quá trình mua hàng nhằm cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm theo nhu cầu. 

Bài viết liên quan:  Thế Nào Là Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp

Càng ngày doanh nghiệp càng coi khách hàng là trọng tâm cho sự phát triển của doanh nghiệp nên chắc chắn nền tảng dữ liệu khách hàng sẽ trở thành một trong những xu hướng chuyển đổi số hàng đầu năm 2022.

Quản lý dữ liệu trên một hệ thống duy nhất

Tối ưu, nhỏ gọn, linh hoạt là những thứ mà doanh nghiệp hiện nay cần ở một phần mềm công nghệ. Những công nghệ cồng kềnh, thiếu khả năng tích hợp sẽ không thể giúp doanh nghiệp có được kết quả tốt nhất khi dữ liệu có quá nhiều thứ phải phân tích. Hợp nhất dữ liệu trên một hệ thống duy nhất là thứ mà doanh nghiệp cần trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Ví dụ: Các phần mềm công nghệ của nhà SmartOSC DX có thể tích hợp nhiều ứng dụng trên một hệ thống nhất định hỗ trợ doanh nghiệp quản lý cùng lúc nhiều công việc trên một màn hình máy tính, vừa tối ưu thời gian lại tiết kiệm chi phí thuê nhân sự. Như phần mềm Zoho CRM, doanh nghiệp có thể tích hợp nhiều mạng xã hội hay các kênh truyền thông vào phần mềm để chúng tự động thu thập dữ liệu khách hàng, phân tích dữ liệu thay vì doanh nghiệp phải đi tìm data của khách hàng một cách thủ công ở khắp nơi.

Hay với Zoho People – phần mềm quản lý nhân sự có thể tích hợp các hoạt động chấm công, tính lương vào hệ thống.

Chuyển đổi số là quá trình sẽ ngày càng phổ biến và dần trở thành một nhiệm vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển trong kỷ nguyên số này. Với những chia sẻ về các xu hướng chuyển đổi số trên mong rằng sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn đọc nắm bắt tình hình chuyển đổi số hiện nay. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, liên hệ ngay với SmartOSC DX.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY