3 Ví Dụ Về Chuyển Đổi Số Mà Mọi Doanh Nghiệp Nên Tham Khảo

Chuyển đổi số là cụm từ gây xôn xao tại nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Có lẽ, vì công nghệ ngày càng lên ngôi, xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi mà buộc doanh nghiệp phải bắt kịp xu hướng chuyển đổi. Trong bài viết này, SmartOSC DX sẽ chia sẻ “3 ví dụ về chuyển đổi số” mà mọi doanh nghiệp nên tham khảo.

Chuyển đổi số (Digital transformation) là gì?

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng kỹ thuật công nghệ để thực hiện các quy trình kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, gia tăng trải nghiệm khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất lao động, tạo lợi thế cạnh tranh và bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.

Có thể hiểu đơn giản, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi mô hình làm việc tử truyền thống sang ứng dụng công nghệ. Nó được thực hiện bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến vào công việc như: IOT, điện toán đám mây, Big Data… 

Khi chuyển đổi cách thức hoạt động trên giấy tờ sàng ứng dụng công nghệ để quản lý, kinh doanh sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, thu hút được nhiều khách hàng hơn bất chấp rào cản về không gian và thời gian.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại hiện nay

Theo báo cáo đáng tin cậy của các công ty nghiên cứu thị trường như: Gartner, IDC… để chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại lợi ích cho mọi mặt của doanh nghiệp: từ điều hành, quản lý, kinh doanh…

Chuyển đổi số mang giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tiếp cận được nhiều khách hàng và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn bằng những trải nghiệm công nghệ mới lạ. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo sẽ có các quyết định chính xác nhờ những phân tích, báo cáo trực quan của ứng dụng công nghệ hiện đại. Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên, loại bỏ những tác vụ thủ công thay vào đó là áp dụng công nghệ tự động hóa để quy trình làm việc không bao giờ bị gián đoạn.

Tận dụng tối đa các nền tảng các công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cấp, cải thiện nhiều lĩnh vực cùng lúc và hướng đến 5  mục đích cuối cùng của chuyển đổi số: Tăng tốc độ ra thị trường, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất của nhân viên, mở rộng khả năng thu hút khách hàng.

Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Tối ưu nền tảng số

Nền tảng số hay còn được gọi là nền tảng điện toán là môi trường được tạo ra để các phần mềm được thực thi. Đó có thể là phần cứng, trình duyệt web, hệ điều hành hay các giao diện lập trình ứng dụng liên quan.

Có thể hiểu tối ưu nền tảng số là tạo ra một sàn giao dịch để khách hàng và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với nhau, và hai bên sẽ trực tiếp hưởng lợi từ mạng lưới này. Ví dụ: Phát triển nền tảng thương mại điện tử để khách hàng thực hiện trao đổi, mua bán trên đó.

Một ví dụ khác, sử dụng phần mềm quản lý khách hàng cho phép doanh nghiệp theo dõi hành vi hay xu hướng của khách hàng rõ ràng nhất để có được kế hoạch Marketing phù hợp.

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Trước Khi Khủng Hoảng? Hay Khủng Hoảng Rồi Mới Chuyển Đổi

Như phần mềm Zoho CRM – phần mềm quản lý khách hàng có tính năng Marketing tự động sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình thu thập, tổng hợp thông tin khách hàng và dự báo kết quả chiến dịch để lãnh đạo có thể đo lường được hiệu quả chiến dịch, khả năng thành công là bao nhiêu giúp doanh nghiệp không bị tốn kém thời gian, chi phí. Đồng thời, thực hiện Marketing tự động tổ chức sẽ có một nền tảng kỹ thuật số mang độ chính xác cao.

Số hóa quy trình vận hành

Trong một doanh nghiệp, luôn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu chỉ giải quyết chúng trên giấy tờ, chắc chắn không mang lại kết quả cao và không giải quyết triệt để.

Số hóa quy trình vận hành giúp nhà quản lý nắm rõ hoạt động tổng thể của doanh nghiệp và nhân sự còn nhân viên sẽ hiểu rõ quy trình giảm trì trệ trong công việc, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả làm việc. 

Tự động hóa quy trình là cách doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm công nghệ để tinh giảm quy trình làm việc, tối ưu chi phí. Ví dụ như: sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để giải quyết các vấn đề về nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, chấm công…), phần mềm quản lý khách hàng ( theo dõi thông tin khách hàng, tự động hóa tiếp thị, tối ưu hiệu quả bán hàng…), email automation – tự động chăm sóc khách hàng theo mô hình thiết lập sẵn.

Sử dụng các phần mềm công nghệ

Tích hợp kỹ thuật số vào các sản phẩm, dịch vụ nghĩa là số hóa các sản phẩm đó nhằm đáp ứng thị hiếu, nâng cao trải nghiệm tiêu dùng. Ví dụ: Nhà cung cấp xe ô tô sẽ tích hợp công nghệ AR, giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm thực tế nhất trước khi mua.

Bài viết liên quan:  5 bước xây dựng và chuẩn hóa quy trình vận hành doanh nghiệp

Hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực:

3 Ví Dụ Về Chuyển Đổi Số Mà Mọi Doanh Nghiệp Nên Tham Khảo
Đăng ký sử giải pháp chuyển đổi số an toàn – bảo mật – hàng đầu Việt Nam tại đây

Chatbots: tự động giải đáp các thắc mắc trực tuyến của khách hàng theo các câu hỏi, câu trả lời được thiết lập sẵn

Quản lý kho và chuỗi cung ứng tự động: Hỗ trợ quản lý hàng hóa, nguồn cung ứng hàng hóa của ngành thương mại điện tử dễ dàng, hiệu quả hơn.

Facebook feed: tự động đẩy các nội dung ưa thích dựa vào các nội dung khách hàng xem trước đó để đáp ứng nhu cầu.

Alexa và Siri: Trợ lý ảo bằng giọng nói, giúp con người tìm kiếm thông tin và thực hiện các công việc dễ dàng hơn.

Mong rằng 3 ví dụ về chuyển đổi số trên đã giúp doanh nghiệp nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với SmartOSC DX qua số (+84) 24 710 8 1222  , nhân viên của chúng tôi sẽ giải đáp tận tình.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY