Trọng Tâm Của Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình hợp tác giữa các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả những lĩnh vực trong một doanh nghiệp. Việc tận dụng khoa học công nghệ nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, cung cấp chuỗi giá trị mới cũng như tăng tốc nhiều loại mặt hàng kinh doanh.
Chuyển đổi số mang tới nhiều lợi ích mới cho doanh nghiệp; từ điều hành quản lý cho tới nghiên cứu, kinh doanh. Dễ dàng để nhận biết nhất chính là doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí vận hành, làm tăng hiệu suất lao động; tiếp cận gần hơn cũng như đáp ứng tốt hơn. Qua đó, lãnh đạo sẽ ra quyết định kịp thời, chính xác khi chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình ứng dụng nền công nghệ hiện đại.
Nhiều quan điểm đã cho rằng, chuyển đổi số doanh nghiệp có liên quan tới việc chuyển đổi số về mặt công nghệ. Có nghĩa là khi doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào ứng dụng công nghệ và quy trình thì đã được xem là chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, trọng tâm của việc chuyển đổi số không chỉ nằm ở công nghệ mà còn nhiều yếu tố khác như: con người, tư duy lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp. Vậy liệu đâu là trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp cùng SmartOSC DX theo dõi bài viết này nhé!
Trọng tâm chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần được nhận thức rõ hơn về quá trình chuyển đổi số với sự thay đổi từ quy mô lớn, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh về mặt cấu trúc, quy trình cũng như văn hóa doanh nghiệp dựa trên nền tảng là công nghệ số hiện đại; nhằm mang tới những tác động tích cực về mặt kinh doanh, phát triển lâu dài và thể hiện ý chí, bền vững của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trọng tâm của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp gồm nhiều cấp độ khác nhau như: chiến lược, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị.
►►► Bộ giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp Sản Xuất: Phần Mềm Logistics, Hệ Thống MES, Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự, Phần Mềm CRM, Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng, Hệ Thống Văn Phòng Điện Tử
Định hướng rõ chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải xác định và nhất quán, tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Tất nhiên chiến lược này cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Đây là việc chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh. Trong đó áp dụng công nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng được chú trọng để tạo ra giá trị mới thông qua các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Tận dụng các ứng dụng chuyên giao hàng và vận chuyển hàng hóa để đáp ứng đúng nhu cầu vận chuyển mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, kết nối với khách hàng ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trở nên dễ dàng hơn nhờ vào internet hay các mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo,…
Đây là điều mà cách thức truyền thống không thể làm được. Thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp đối với kênh tiếp thị, bán hàng và phân phối là yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của mình.
Chuyển đổi số theo năng lực quản trị
Song song, đồng hành cùng với nhiệm vụ tăng trưởng doanh thu và khách hàng, doanh nghiệp cần tập trung phát triển và duy trì năng lực quản trị nội bộ. Đây là cách tốt nhất để làm giảm chi phí cũng như tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Mô hình quản trị bao gồm con người và tổ chức; hệ thống CNTT và quản trị dữ liệu; các nghiệp vụ quản lý; quản lý rủi ro và an ninh mạng cần được tổ chức linh hoạt và phù hợp với định hướng từng giai đoạn.
Đặc biệt, đối với con người cần chú ý đến tâm lý chuyển đổi số, cần đảm bảo tinh thần sẵn sàng thay đổi và tiếp nhận cái mới trong mỗi thành viên từ nhân viên đến cấp quản lý và lãnh đạo. Đây được xem là chìa khóa để chuyển đổi số thành công.
Với nhu cầu số hóa các quy trình thanh toán, kế toán, quản lý kho, quản lý nhân sự… ngày càng phức tạp, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp ERP, CRM, SCM, HRM;… để hiệu quả đạt được ở mức cao nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cần đến hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (BI) để phân tích, đánh giá dữ liệu giúp tối ưu bộ máy hoạt động. Hoạt động triển khai các hệ thống ứng dụng này được xem là giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Vai trò công nghệ đối với công cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số không chỉ việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng nếu không có công nghệ thì việc chuyển đổi số không thể nào xảy ra. Đó là lý do vì sao nhiều người ví công nghệ như chiếc nút khởi động để có thể bắt đầu cho mọi hoạt động chuyển đổi số.
Ở tại giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ nhằm tập trung cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh với mục đích:
- Nâng cao sự trải nghiệm khách hàng.
- Duy trì tính ổn định chuỗi cung ứng.
- Đảm bảo tính linh hoạt.
- Đa dạng và bền vững.
Ở giai đoạn kế tiếp, công nghệ số đã được áp dụng trong phạm vi rộng hơn. Đẩy mạnh giữa việc kết nối với nhiều chức năng nhằm liên kết quản trị và kinh doanh nâng cao hiệu quả điều hành doanh nghiệp và tăng trưởng.
Cũng ở trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ dần tiến tới quá trình triển khai công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh; liên kết với dữ liệu bán hàng, tồn kho, kế toán và nhân sự.
Cho tới giai đoạn chuyển đổi số cuối cùng, hệ thống kinh doanh và quản trị được tích hợp đồng bộ với nhau, thông tin chia sẻ xuyên suốt giữa nhiều phòng ban theo thời gian thực. Lúc này, doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn vào những sáng kiến đổi mới để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp và động lực để bứt phá, đuổi kịp các doanh nghiệp lớn hơn so với thị trường.
Trọng tâm chính của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là nằm ở việc chuyển đổi số về con người, về chiến lược và mô hình hoạt động, quy trình thực hiện. Trong đó, không thể không có yếu tố chính là công nghệ, bởi đây là nguồn phát mọi sự thay đổi và đổi mới. Để chuyển đổi số thêm phần thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm cho mình nguồn nhân lực và vật lực vững chắc, sẵn sàng hơn cùng với việc lựa chọn công nghệ phù hợp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và sự phát triển xu thế mới.
Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp cùng SmartOSC DX
Trước khi bắt tay vào thức hiện chuyển đổi số doanh nghiệp phải tự trả lời được những câu hỏi như: Doanh nghiệp sẽ thay đổi ra sao sau khi chuyển đổi? Phải làm cách nào để toàn bộ nhân sự ủng hộ, đồng lòng với ban lãnh đạo thực hiện cuộc cách mạng số này? Công tác quản lý cần điều chỉnh như thế nào khi chuyển đổi? Yếu tố cần phải phát triển song song với công nghệ?… Sau khi có đáp án cho chính mình, chắc chắn bạn đã sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số. Dưới đây là một số giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp của SmartOSC DX:
Sự trải nghiệm từ khách hàng
Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn, đặc biệt là những trải nghiệm trên nền tảng internet, nên việc nâng cấp, ứng dụng các phần mềm công nghệ vào quá trình gia tăng thêm nhiều trải nghiệm khách hàng là điều cần thiết. Để đáp ứng được nhiều yêu cầu cao của khách hàng doanh nghiệp cần:
- Thu thập, phân loại thông tin khách hàng qua những lần họ mua sản phẩm hoặc bằng những phiếu khảo sát online…
- Phân tích hàng vi mua sắm qua các kênh thương mại điện tử
- Quản lý trải nghiệm khách hàng
- Gợi ý mua sắm bằng cách tự động hóa Marketing phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Khi chuyển đổi số, mô hình kinh doanh sẽ chuyển từ truyền thống sang ứng dụng nhiều phần mềm công nghệ cao để cung cấp đa dạng dịch vụ hiện đại dành cho khách hàng. Một số mô hình kinh doanh chuyển đổi mà các doanh nghiệp có thể tham khảo, áp dụng vào thực tế như:
- Áp dụng công nghệ để thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng từ mua sắm trực tiếp ngoài cửa hàng chuyển sang shopping trên các sàn thương mại điện tử.
- Thiết lập các dịch vụ công nghệ số như: thanh toán bằng điện thoại, kiểm tra đơn hàng trên ứng dụng mua sắm, thẻ tích điểm online…
Quy trình vận hành
Quy trình vận hành sẽ định hướng, giúp doanh nghiệp thấy các bước đi của mình khi chuyển đổi số. Nhờ đó, nhà lãnh đạo thấy có vấn đề ở đâu, ngay lập tức chỉnh sửa được và cho ra quy trình vận hành thống nhất, hiệu quả nhanh chóng.
Tích hợp công nghệ vào công việc sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ hoạt động bởi khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác. Một số nền tảng công nghệ nên sử dụng trong quy trình chuyển đổi số: Zoho People, Zoho CRM, AL, ERF…
Chuyển đổi số muốn nhanh, có hiệu quả ngay khi đang thực hiện buộc doanh nghiệp phải đào tạo nhân viên biết sử dụng các nền tảng công nghệ trong công việc, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho họ thì mới đảm bảo quá trình vận hành diễn ra an toàn, hiệu quả.
Trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ là chặng đường dài với đầy khó khăn. SmartOSC DX hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều kiến thức, kỹ năng giúp doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành công cuộc chuyển đổi số và gặt hái thành công. Nếu gặp khó khăn ở giai đoạn nào trong chuyển đổi số, liên hệ ngay với chúng tôi qua số (+84) 24 710 8 1222 để được tư vấn tận tình.
SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số
Để lại bình luận tại đây