Xây Dựng Hạ Tầng Số: Nhiệm Vụ Hàng Đầu Trong Chuyển Đổi Số

Chuyển đổi số không phải là một việc đơn giản. Trước khi chuyển đổi số đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp cần xây dựng hạ tầng số. Đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số thành công. Nhưng hạ tầng số là gì? Vì sao hạ tầng số có vai trò quan trọng như vậy đối với việc chuyển đổi số của mỗi doanh nghiệp? Tại sao xây dựng hạ tầng số lại được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số? Hãy cùng SmartOSC DX giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây. 

Hạ tầng số là gì?

Khi nhắc đến hai tiếng “hạ tầng” ta thường nhớ ngay đến “cơ sở hạ tầng” với những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế. Cụ thể đó là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội,… được trang bị những yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Nói tóm lại, cơ sở hạ tầng vừa bao gồm yếu tố vật chất, vừa bao gồm yếu tố phi vật chất. Đây cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư, làm nền tảng cho sự phát triển xã hội. 

Từ ý hiểu trên, ta cũng có thể hiểu về “hạ tầng số” được dễ dàng hơn. Nếu cơ sở hạ tầng là nền tảng của việc phát triển kinh tế – xã hội thì “hạ tầng số” là nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ,… Hạ tầng số là không giới hạn về không gian địa lý. Cụ thể, hạ tầng số bao gồm: 

  • Thiết bị, máy tính điện tử
  • Các loại mạng kết nối như mạng không dây, cáp quang,…
  • Các cơ sở dữ liệu, công nghệ, quy trình, cách tổ chức, vận hành, quản lý và chia sẻ dữ liệu,…
  • Công cụ khai thác các nguồn tài nguyên số
  • Hệ thống pháp lý và thực thi pháp luật trong thời chuyển đổi số
  • Lực lượng lao động số với kỹ năng lao động mới, có khả năng làm chủ và sử dụng các công nghệ số

Theo Tạp chí TTT&TT số 11 tháng 11/2021, cốt lõi để tạo nên hạ tầng số là: 

  • Đường trục Internet, băng thông rộng(Internet backbone, broadband);
  • Các phần mềm và dịch vụ đám mây (cloud);
  • Bộ liên lạc kỹ thuật số và viễn thông di động, bao gồm cả các ứng dụng;
  • Các trung tâm lưu trữ và các trung tâm dữ liệu siêu cấp (Hyperscale data centers);
  • Mạng điều khiển bằng phần mềm (Software-defined networking- SDN);
  • Các nền tảng, hệ thống, phần mềm, cổng thông tin của doanh nghiệp;
  • Mã hóa dữ liệu, bảo mật hoạt động và danh tính người dùng;
  • Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface – API) và các tích hợp;
  • Các máy chủ ảo hóa và các chức năng mạng ảo hóa (Network functions virtualization – NFV) cho cơ sở hạ tầng đàn hồi;
  • Cảm biến Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) và các thiết bị khác kết nối IP (Internet Protocol) để cảm ứng các điều kiện thời gian thực.
Bài viết liên quan:  Cơ Hội Và Thách Thức Trong Công Cuộc Chuyển Đổi Số Tại Việt Nam

Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào hạ tầng số?

Thứ nhất, đầu tư vào hạ tầng số là nhiệm vụ mà quốc gia giao phó

Hiện tại, đất nước ta đang quyết tâm phát triển theo xu hướng chung của thế giới: xu hướng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng số quốc gia đồng bộ, hiện đại, phục vụ Chính phủ số. 

Với quyết tâm ấy, trong Quyết định 749/QĐ-TTg về chương trình chuyển đổi số quốc gia có chỉ rõ: việc xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong thời chuyển đổi số, cần nâng cao nhận thức và tập trung cao. Để làm được điều này cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân từ trung ương đến địa phương. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu của đất nước, các doanh nghiệp có vai trò không nhỏ. 

Thứ hai, đầu tư vào hạ tầng số là một việc mang tính tất yếu

Khi nhìn vào thực tế cuộc sống, ta thấy quả thực đây là một việc mang tính tất yếu. Đại dịch Covid – 19 diễn ra là minh chứng rõ nhất khi con người học tập và làm việc trực tuyến nhiều hơn. Điều này cho thấy rõ vai trò của hạ tầng cáp quang là quan trọng như thế nào, nó giúp cho hoạt động được duy trì và không bị trì trệ. Với doanh nghiệp cũng vậy, nếu không có hạ tầng số, mọi việc làm sẽ phải dừng lại, con người sẽ không biết phải thực hiện công việc của mình thế nào khi không đến cơ quan. Chính vì vậy, doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng số là chắc chắn, chỉ có điều sớm hay muộn mà thôi. 

Hơn nữa, khi không có hạ tầng số, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản lớn cho các chi phí cung cấp dịch vụ. Dần dần, việc này sẽ cản trở việc kinh doanh, làm hạn chế tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp. Trước tình trạng này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ chọn việc đầu tư vào hạ tầng số để mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty. 

Thứ ba, đầu tư vào hạ tầng số là xu hướng chung của các doanh nghiệp trên thế giới

Hiện nay, mọi hoạt động đều có xu hướng “toàn cầu” và hoạt động của doanh nghiệp cũng vậy. Việc đầu tư vào hạ tầng số trước hết giúp cho kết nối các doanh nghiệp trong nước sau đó là kết nối với cả các doanh nghiệp nước ngoài. 

Bài viết liên quan:  Thực Trạng Chuyển Đổi Số Tại Thị Trường Việt Nam Hiện Nay

Ta sẽ hiểu rõ vấn đề hơn khi nhìn vào một số ví dụ cụ thể. Trước đây, việc buôn bán chỉ dựa trên các cơ sở hạ tầng truyền thống như cửa hàng, bàn, ghế,… thì hiện tại người tiêu dùng có thể mua sắm tại các gian hàng online trên các sàn thương mại điện tử. Không chỉ vậy, việc mua sắm được mở rộng không gian khi người tiêu dùng có thể lựa chọn được các sản phẩm quốc tế bởi các mô hình kinh doanh mới của thương mại điện tử xuyên biên giới đã lần lượt xuất hiện. 

Trước thực trạng này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng để có thể làm việc hiệu quả nhất, tránh lạc hậu, tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. 

Tại sao xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số

Xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số bởi hạ tầng số phát triển là bệ phóng cho chuyển đổi số. Thử tưởng tượng việc thực hiện quá trình chuyển đổi số như xây một ngôi nhà. Để xây được một ngôi nhà chắc chắn cần nền móng vững chắc. Tương tự như vậy, nếu chuyển đổi số là nhà thì hạ tầng số chính là nền móng. Như vậy, xây dựng hạ tầng số phải được thực hiện trước tiên, là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện các bước tiếp theo của chuyển đổi số. 

Việc xây dựng hạ tầng số sẽ góp phần đảm bảo khả năng kết nối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân như hệ thống thiết bị IOC; đảm bảo năng lực xử lý, lưu trữ, bảo mật… Do hạ tầng số được thiết lập bởi hệ thống các máy chủ, các phần mềm kỹ thuật số và hệ thống mạng vật lý cục bộ và toàn cầu; với nền tảng hoạt động là các công nghệ số. Trong đó, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến dựa trên kết hợp cáp quang và không dây, với các dịch vụ ứng dụng đa chức năng được nhúng. Các dịch vụ này hỗ trợ kết nối thời gian thực trực tuyến 24/7 giữa các nút trong mạng hoạt động để cho phép quản lý từ xa các tài sản sản xuất.

Bài viết liên quan:  Top 5 Trends Chuyển Đổi Số Năm 2021

Hạ tầng số đóng một vai trò không nhỏ trong việc thu thập dữ liệu mà dữ liệu được coi là “trái tim” của chuyển đổi số. Dữ liệu này chính là gốc, là cơ sở để xây dựng các ứng dụng, các nền tảng kết nối trung gian cùng chia sẻ, cập nhật trên bộ dữ liệu sử dụng chung. Vì vậy, hạ tầng số là yếu tố then chốt và giúp tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia.

SmartOSC DX – Đơn vị hàng đầu trong việc tư vấn và cung cấp giải pháp chuyển đổi số

Để xây dựng được hạ tầng số cũng như chuyển đổi số thành công là một điều không dễ dàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất cần được tư vấn cùng những giải pháp chuyển đổi số phù hợp. SmartOSC DX sẽ giúp bạn làm điều đó. Với 15 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như Daikin, ASUS, COURTS, Ricoh, Toshiba, Lotte, Baemin…, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp như: HRMCRME-Office,  RecruitRPASmartOSC DX sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số, từ khảo sát/ phân tích bài toán; đưa ra giải pháp; “may đo” giải pháp để phù hợp với doanh nghiệp, triển khai, bảo trì, đào tạo. 

Marc Ganzi, CEO của Digital Conoly từng nói: “Hạ tầng số là nhiệm vụ tối quan trọng cho sự sống còn của nền kinh tế và của hành tinh chúng ta.” Hiểu được tầm quan trọng của hạ tầng số, các lý do tại sao cần đầu tư vào hạ tầng số các doanh nghiệp nên bắt tay thực hiện việc này trong thời gian sớm nhất có thể. Điều này sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình chuyển đổi số thành công, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để nhận được thông tin chi tiết và sự hỗ trợ đến từ SmartOSC DX, vui lòng liên hệ theo hotline (+84) 24 710 8 1222, SmartOSC DX luôn sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY