Văn Hóa Doanh Nghiệp Là “Linh Hồn” Của Doanh Nghiệp

Khi tìm kiếm cơ hội việc làm mới, bạn có thể cân nhắc nhiều hơn chức danh, mức lương và lợi ích của công việc. Bạn cũng có thể xem xét bản thân tổ chức, văn hóa của tổ chức đó và liệu bạn có thích làm việc trong một môi trường cụ thể hay không. Tìm kiếm một nền văn hóa phù hợp với phong cách làm việc của bạn có thể giúp bạn thành công và hiệu quả trong công việc. Trong bài viết này, SmartOSC DX sẽ xem xét văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào, đồng thời nêu các ví dụ về văn hóa công sở.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị, đạo đức, tầm nhìn, hành vi và môi trường làm việc của tổ chức. Đó là điều làm nên sự độc đáo của mỗi công ty và nó tác động đến mọi thứ, từ hình ảnh trước công chúng đến sự gắn bó và giữ chân nhân viên. Nếu nhân viên chia sẻ đạo đức, tầm nhìn và các yếu tố văn hóa khác của công ty, điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt thường có tinh thần làm việc cao và đội ngũ nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả.

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng gì tới bộ máy tổ chức doanh nghiệp

Tạo nên phong thái của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành: Triết lí kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách họp hành, đào tạo, giáo dục, thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về người sáng lập hãng…  

Tất cả những yếu tố đó tạo ra một phong cách, phong thái của doanh nghiệp và phân biệt nó với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác. Phong thái đó có vai trò như “không khí và nước”, có ảnh hưởng cực kì lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp thành công, phong thái đó thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.  

Tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp

 Một nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Người ta lao động không chỉ vì tiền mà còn vì những nhu cầu khác nữa: Nhu cầu sinh lí; nhu cầu an ninh; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu được kính trọng và nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ. Các nhu cầu trên là những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân. Nó là những động lực thúc đẩy con người hoạt động nhưng không nhất thiết là lý tưởng của họ.

Sai lầm nếu một doanh nghiệp cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút, duy trì được người tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền văn hoá chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.

Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế

Trong những doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các nhân viên. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn.

Tác động tiêu cực

Ở một khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp hoạt động kém đều có nền văn hóa doanh nghiệp “tiêu cực”. Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp mà cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền, hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra không khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối giới lãnh đạo. 

Bài viết liên quan:  Tính Năng Của Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

Đó cũng có thể là một doanh nghiệp không có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên ngoài quan hệ công việc mà là tập hợp hàng nghìn người hoàn toàn xa lạ, chỉ tạm dừng chân ở công ty. Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ và dù thế nào cũng sản xuất được một thứ gì đó, nhưng niềm tin của người làm công vào doanh nghiệp thì không hề có.

Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm tin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của doanh nghiệp đó. Công việc xác định phần lớn cuộc đời của một nhân viên. Bởi vậy, nếu môi trường văn hoá ở công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lí làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của toàn công ty.

Tại sao nói văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của doanh nghiệp?

Khi một lãnh đạo bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, có lẽ điều cuối cùng họ suy nghĩ chính là tạo dựng văn hóa bên trong doanh nghiệp mình. Nhưng văn hóa này có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào bộ máy điều hành và cách “chèo lái” của lãnh đạo.

Khái niệm kinh doanh, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch, tầm nhìn thường trở thành nền tảng cho công cuộc xây dựng doanh nghiệp nhưng để duy trì phát triển lâu dài điều này còn phụ thuộc nền văn hóa doanh nghiệp hay có thể xem nó là linh hồn doanh nghiệp.

Lonnie Scambi (cố vấn, tác giả, nhà diễn thuyết) đã chia sẻ rằng: “Cách mà ba mẹ chúng ta nuôi dạy con cái chính là từ cách mà họ được thừa hưởng lại. Họ thường áp đặt và quản lý con cái theo những gì mà họ cho là đúng nhất. 

Tương tự như cách điều hành doanh nghiệp, mỗi nhân viên đều luôn chịu sức ép quản lý bởi cấp trên, và đa phần mọi tình huống đều diễn ra khá cứng nhắc và tiêu cực. Những nhà lãnh đạo cần nhìn nhận ra vấn đề ấy và khắc phục chúng càng nhanh càng tốt, bởi việc này đe dọa tính bền vững của doanh nghiệp.

Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố: giá trị, niềm tin, chuẩn mực, hành vi.

Và điều mà mọi doanh nhân phải đối mặt tại một thời điểm nào chính là việc phải tạo nên một nền văn hóa kinh doanh riêng cho tổ chức họ. Một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả sẽ tạo ra một môi trường có lợi cho sự phát triển nhân viên nói riêng và cả tổ chức nói chung. Nếu nhân viên làm việc trong môi trường vui vẻ, được tôn trọng, được tin cậy và cảm thấy tự hào khi là một phần của doanh nghiệp thì kết quả thu về hết sức mong đợi, nhưng không phải lãnh đạo nào cũng làm được như vậy.

Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói lại lần nữa văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp. Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành.

Bài viết liên quan:  Quy Trình Và Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

Vì văn hóa doanh nghiệp nó phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra. Xây dựng doanh nghiệp đều phải dựa trên nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, nơi mà giá trị bản thể luôn được khuyến khích. 

Zoho People của SmartOSC DX – Bộ công cụ hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Zoho People – phần mềm quản trị nhân sự HRM được phát triển bởi tập đoàn Zoho, là phần mềm HRM được đánh giá tốt nhất trên thế giới. Tại thị trường Việt Nam, SmartOSC DX là đối tác chiến lược độc quyền của Zoho, chuyên tư vấn và triển khai phần mềm Zoho People cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

SmartOSC DX là đơn vị có 16 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như Daikin, ASUS, COURTS, Ricoh, Toshiba, Lotte, Baemin…, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp như: HRMCRME-Office,  RecruitRPA. SmartOSC DX sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số, từ khảo sát/ phân tích bài toán; đưa ra giải pháp; “may đo” giải pháp để phù hợp với doanh nghiệp, triển khai, bảo trì, đào tạo. 

Quản trị nội bộ tốt, hoạt động nhân sự hiệu quả, tạo sự hài lòng cho nhân viên chính là góp phần lớn vào công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để có thể quản lý tốt mọi công việc liên quan đến quản lý nhân sự thì nhiều vô số, nhưng với những chức năng dưới đây đến từ phần mềm Zoho People chắc hẳn sẽ khiến cho doanh nghiệp phải bất ngờ bởi những công cụ hỗ trợ nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Tuyển dụng ứng viên phù hợp

Tuyển dụng là chức năng dễ thấy nhất trong quản lý nhân sự. Tất cả chúng ta đều nhớ cuộc phỏng vấn đầu tiên của mình, phải không? Tuyển dụng ứng viên và lựa chọn những người tốt nhất đến và làm việc cho công ty là trách nhiệm vô cùng quan trọng của bộ phận nhân sự. 

Việc tuyển dụng thường được tiến hành khi có một vị trí công việc mới hoặc một chỗ trống bị bỏ lại. Thông thường, người quản lý trực tiếp vị trí đó sẽ gửi bản mô tả công việc cho bộ phận nhân sự và bộ phận nhân sự bắt đầu tuyển dụng ứng viên. Trong quá trình này, bộ phận nhân sự có thể sử dụng các hình thức lựa chọn khác nhau để tìm ra người tốt nhất để thực hiện công việc. Chúng bao gồm các cuộc phỏng vấn, kiểm tra năng lực, kiểm tra tài liệu tham khảo và các phương pháp tuyển dụng khác.

Quản lý hiệu suất công việc

Một khi ứng viên chính thức trở thành nhân viên của công ty, quản lý hiệu suất trở nên quan trọng. Quản lý hiệu suất là điều cơ bản thứ hai trong quản lý nhân sự. Nó liên quan đến việc giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt nhất, thúc đẩy lợi nhuận của công ty.

Thông thường, nhân viên sẽ được giao cho các nhiệm vụ hoặc KPI hàng tuần, tháng, quý hoặc năm. Thông qua việc giám sát và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, người quản lý nhân sự có thể nắm bắt được quy trình làm việc, từ đó giúp nhân viên hoàn thành công việc của mình tốt hơn. 

Quản lý hiệu suất thành công là một trách nhiệm được chia sẻ rất nhiều giữa các bộ phận từ bộ phận nhân sự đến ban giám đốc. Quản lý hiệu suất tốt là rất quan trọng. Nhân viên được phát huy hết khả năng của mình, nâng cao hiệu quả, tính bền vững và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Những nhân viên thường xuyên làm việc kém hiệu quả có thể không phù hợp với vai trò của họ hoặc văn hóa công ty. Những nhân viên này có thể cần phải được lựa chọn cho việc ra đi. 

Đào tạo và phát triển

Con người sẽ ngày càng hoàn thiện thông qua kinh nghiệm sống, luyện tập các kỹ năng, và một loạt các ảnh hưởng văn hóa. Nên việc học hỏi và phát triển sẽ đảm bảo cho nhân viên có thể thích ứng với những thay đổi trong quy trình, công nghệ và các thức thực hiện công việc.

Bài viết liên quan:  Đánh Giá Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự HRM Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Đào tạo và phát triển giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và nâng cao trình độ. Công việc này được dẫn dắt bởi bộ phận Nhân sự, nên các chính sách đào tạo tốt sẽ rất hữu ích trong việc thúc đẩy tổ chức hướng tới các mục tiêu dài hạn.

Nhiều doanh nghiệp có dành ra ngân sách cho việc đào tạo và phát triển. Ngân sách này được phân bổ cho các nhân viên, các thực tập sinh, các nhà lãnh đạo tương lai. Các cá nhân có thể đến công ty với nhiều kiến thức và kinh nghiệm khác nhau. Việc tham gia các khóa đào tạo giúp nhân viên thu hẹp khoảng cách về kỹ năng với đồng nghiệp. 

Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực

Lập kế hoạch dự phòng là quá trình lập kế hoạch trong trường hợp nhân viên chủ chốt rời công ty. Ví dụ, nếu một nhà quản lý cấp cao quan trọng nghỉ việc, việc chuẩn bị sẵn người thay thế sẽ đảm bảo tính liên tục của công việc và tiết kiệm chi phí đáng kể cho công ty.

Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực sẽ dựa trên xếp hạng hiệu suất (phần 2) và nỗ lực đào tạo – phát triển (phần 3). Điều này dẫn đến việc tạo ra một nguồn nhân lực dự phòng. Họ là một nhóm các ứng viên có đủ năng lực và sẵn sàng để lấp đầy các vị trí (cấp cao) trong trường hợp có người rời đi. 

Lương thưởng và phúc lợi

Một trong những điều cơ bản khác của việc quản lý nhân sự là là quản lý lương thưởng và phúc lợi. Chế độ đãi ngộ công bằng là chìa khóa quan trọng trong việc tạo động lực và giữ chân nhân viên. Một trong những nguyên tắc cơ bản mà các nhà quản lý cần nắm là đảm bảo công bằng và minh bạch.

Đầu tiên, bộ phận nhân sự cần đưa ra đề nghị trả lương phù hợp để thu hút nhân tài tốt nhất (Mức lương đưa ra phải được cân bằng với ngân sách và tỷ suất lợi nhuận của công ty). Bộ phận nhân sự cũng nên giám sát việc tăng lương và đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng. Và đôi khi, bạn cũng cần thực hiện kiểm toán lương cho nhân viên.

Để quản lý nhân sự đơn giản và hiệu quả hơn bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý nhân sự Zoho People. Zoho People là một trong những phần mềm quản lý nhân sự được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng hiện nay. Zoho People được xây dựng dựa trên nền tảng tự động hóa 4.0 hiện đại, giúp nhà lãnh đạo quản lý và điều hành công việc từ xa dễ dàng hơn.

Hãy đối xử với nhân viên theo cách bạn mong người khác sẽ đối xử với bạn. Bạn muốn gặp những người chính trực thẳng thắn, đừng tạo ra những quy trình phức tạp, vòng vo. Bạn muốn ngưng tình trạng đổ thừa, “cha chung không ai khóc”, đừng để quy chế, quy trình làm việc không rõ ràng, không biết bước nào do ai phụ trách.

Tìm mọi cách giữ gìn, củng cố, phát huy giá trị cốt lõi của công ty, sau đó đánh giá và điều chỉnh tới khi phù hợp, đó là phương pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững nhất.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cho bạn một cái nhìn khách quan về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong việc phát triển doanh nghiệp bền vững. Để tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm Zoho People hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, liên hệ hotline (+84) 387 069 546 để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng hiệu quả.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY